Tính pháp lý của các hợp đồng khi người thứ ba thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay tại tổ chức tín dụng
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 453.39 KB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Tính pháp lý của các hợp đồng khi người thứ ba thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay tại tổ chức tín dụng phân tích cơ sở pháp lý của các hợp đồng khi người thứ ba thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay tại tổ chức tín dụng, bình luận tính pháp lý của các hợp đồng này; từ đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp các chủ thể (tổ chức tín dụng, người vay, người thứ ba thế chấp tài sản) nhận diện các rủi ro pháp lý cũng như có sự cân nhắc, lựa chọn loại hợp đồng giao kết phù hợp với quy định của pháp luật.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tính pháp lý của các hợp đồng khi người thứ ba thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay tại tổ chức tín dụng TÍNH PHÁP LÝ CỦA CÁC HỢP ĐỒNG KHI NGƯỜI THỨ BA THẾ CHẤP TÀI SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI TỔ CHỨC TÍN DỤNG Nguyễn Thị Dịu Hiền1 Tóm tắt: Đối với biện pháp thế chấp tài sản tại tổ chức tín dụng, tài sản bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ trả nợ, thông thường, thuộc quyền sở hữu của người vay vốn. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp trên thực tế, người thứ ba thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hoạt động cho vay tại các tổ chức tín dụng. Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành điều chỉnh trường hợp này đang có những điểm bất cập, dẫn đến nhiều rủi ro pháp lý cho các tổ chức tín dụng lẫn chủ sở hữu tài sản. Bài viết phân tích cơ sở pháp lý của các hợp đồng khi người thứ ba thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay tại tổ chức tín dụng, bình luận tính pháp lý của các hợp đồng này; từ đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp các chủ thể (tổ chức tín dụng, người vay, người thứ ba thế chấp tài sản) nhận diện các rủi ro pháp lý cũng như có sự cân nhắc, lựa chọn loại hợp đồng giao kết phù hợp với quy định của pháp luật. Từ khóa: Hợp đồng thế chấp bằng tài sản của bên thứ ba, người thứ ba thế chấp tài sản, tài sản bảo đảm của bên thứ ba. 1. CƠ SỞ PHÁP LÝ GIAO KẾT CÁC HỢP ĐỒNG KHI NGƯỜI THỨ BA THẾ CHẤP TÀI SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI TỔ CHỨC TÍN DỤNG Thực tiễn của hoạt động cho vay tại các tổ chức tín dụng cho thấy, trong các cách thức bảo đảm tiền vay, thì người thứ ba thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đang rất phổ biến. Trên thực tế, tuỳ vào từng trường hợp, những hợp đồng mà các bên có thể giao kết là: hợp đồng tín dụng (HĐTD), hợp đồng thế chấp tài sản (HĐTC), hợp đồng bảo lãnh (HĐBL) và hợp đồng ủy quyền (HĐUQ). Để làm rõ tính pháp lý của các hợp đồng này, trước hết, cần phân tích quy định của pháp luật về các nội dung: thế chấp tài sản, bảo lãnh và ủy quyền. Học viện Ngân hàng. Email: hienntd.py@hvnh.edu.vn 1 Phần 3. TÀI CHÍNH 693 1.1. Quy định của pháp luật về thế chấp tài sản Theo quy định tại Điều 317 của Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015, thế chấp tài sản là: “…việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp”. Căn cứ vào quy định này, rõ ràng, thế chấp là biện pháp bảo đảm đối vật - luôn gắn với tài sản. Thêm nữa, tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp. Vấn đề đặt ra ở đây là, nghĩa vụ được bảo đảm trong biện pháp thế chấp tài sản là nghĩa vụ của bên thế chấp hay có thể là nghĩa vụ của người khác. Nội dung này đang là tranh cãi với hai luồng ý kiến như sau: Quan điểm thứ nhất, theo PGS.TS. Đỗ Văn Đại (2020): “Trong quá trình chỉnh lý Dự thảo tại Quốc hội, chưa bao giờ phía Quốc hội theo hướng thế chấp được sử dụng để đảm bảo nghĩa vụ cho người thứ ba… Trong quá trình chỉnh lý Dự thảo tại Quốc hội, ý tưởng dùng tài sản thế chấp để bảo đảm cho người thứ ba cũng bị phía Tòa án phản đối…”. Bên cạnh đó, quy định tại Điều 317 BLDS 2015, về mặt ngữ pháp tiếng Việt, có thể hiểu là: “bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (của mình)”. Trong văn phong tiếng Việt, lược bỏ từ “của mình” là bình thường, không thể suy diễn theo nghĩa bên thế chấp dùng tài sản để đảm bảo nghĩa vụ cho người khác (Nguyễn Thị Dịu Hiền, 2021). Tóm lại, theo quan điểm thứ nhất, bên thế chấp cũng chính là bên có nghĩa vụ. Ngoài ra, quan điểm này còn khẳng định, Điều 317 của BLDS 2015 không thể hiểu theo nghĩa là bên thế chấp dùng tài sản của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho người khác. Quan điểm thứ hai cũng dựa vào câu chữ được quy định tại Điều 317 BLDS 2015 là: “bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”, rõ ràng, quy định này không ghi rõ là nghĩa vụ của ai. Do vậy, hoàn toàn có thể hiểu, bên có nghĩa vụ có thể là bên thế chấp hoặc một người khác (Nguyễn Vĩnh Long và Đỗ Thị Mai Hoàng Hà, 2015). Cơ sở pháp lý cho quan điểm này còn được ghi nhận ở khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 07/2019/TT-BTP ngày 25 tháng 11 694 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... năm 2019 về hướng dẫn một số nội dung về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất: “đối với các trường hợp thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của bên thế chấp, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của người khác hoặc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của cả bên thế chấp và của người khác”. Tức là, thế chấp bằng bất động sản của người thứ ba là phù hợp với quy định của pháp luật (Bùi Đức Giang, 2020). Sở dĩ có hai quan điểm trên, nguyên nhân một phần xuất phát từ thực trạng quy định của pháp luật, mà cụ thể là các quy định về thế chấp tài sản ở các Bộ luật Dân sự 1995, 2005 và 2015. Theo Điều 346 Bộ luật Dân sự 1995: “thế chấp tài sản là việc bên có nghĩa vụ dùng tài sản là bất động sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền”. Như vậy, theo Điều 346 Bộ luật Dân sự 1995 thì bên thế chấp cũng chính là bên có nghĩa vụ. Tuy nhiên, đến Bộ luật Dân sự 2005 (Điều 342) và Bộ luật Dân sự 2015 (Điều 317) thì nội dung thế chấp tài sản được quy định có nội hàm tương tự nhau, đó là, thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên kia và không chuyển giao tào sản đó cho bên nhận thế chấp. Tức là theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 và 2015 thì việc thế chấp có hàm ý chung là dùng tài sản để bảo đảm nghĩa vụ mà không xác định rõ cũng như không l ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tính pháp lý của các hợp đồng khi người thứ ba thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay tại tổ chức tín dụng TÍNH PHÁP LÝ CỦA CÁC HỢP ĐỒNG KHI NGƯỜI THỨ BA THẾ CHẤP TÀI SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI TỔ CHỨC TÍN DỤNG Nguyễn Thị Dịu Hiền1 Tóm tắt: Đối với biện pháp thế chấp tài sản tại tổ chức tín dụng, tài sản bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ trả nợ, thông thường, thuộc quyền sở hữu của người vay vốn. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp trên thực tế, người thứ ba thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hoạt động cho vay tại các tổ chức tín dụng. Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành điều chỉnh trường hợp này đang có những điểm bất cập, dẫn đến nhiều rủi ro pháp lý cho các tổ chức tín dụng lẫn chủ sở hữu tài sản. Bài viết phân tích cơ sở pháp lý của các hợp đồng khi người thứ ba thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay tại tổ chức tín dụng, bình luận tính pháp lý của các hợp đồng này; từ đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp các chủ thể (tổ chức tín dụng, người vay, người thứ ba thế chấp tài sản) nhận diện các rủi ro pháp lý cũng như có sự cân nhắc, lựa chọn loại hợp đồng giao kết phù hợp với quy định của pháp luật. Từ khóa: Hợp đồng thế chấp bằng tài sản của bên thứ ba, người thứ ba thế chấp tài sản, tài sản bảo đảm của bên thứ ba. 1. CƠ SỞ PHÁP LÝ GIAO KẾT CÁC HỢP ĐỒNG KHI NGƯỜI THỨ BA THẾ CHẤP TÀI SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI TỔ CHỨC TÍN DỤNG Thực tiễn của hoạt động cho vay tại các tổ chức tín dụng cho thấy, trong các cách thức bảo đảm tiền vay, thì người thứ ba thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đang rất phổ biến. Trên thực tế, tuỳ vào từng trường hợp, những hợp đồng mà các bên có thể giao kết là: hợp đồng tín dụng (HĐTD), hợp đồng thế chấp tài sản (HĐTC), hợp đồng bảo lãnh (HĐBL) và hợp đồng ủy quyền (HĐUQ). Để làm rõ tính pháp lý của các hợp đồng này, trước hết, cần phân tích quy định của pháp luật về các nội dung: thế chấp tài sản, bảo lãnh và ủy quyền. Học viện Ngân hàng. Email: hienntd.py@hvnh.edu.vn 1 Phần 3. TÀI CHÍNH 693 1.1. Quy định của pháp luật về thế chấp tài sản Theo quy định tại Điều 317 của Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015, thế chấp tài sản là: “…việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp”. Căn cứ vào quy định này, rõ ràng, thế chấp là biện pháp bảo đảm đối vật - luôn gắn với tài sản. Thêm nữa, tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp. Vấn đề đặt ra ở đây là, nghĩa vụ được bảo đảm trong biện pháp thế chấp tài sản là nghĩa vụ của bên thế chấp hay có thể là nghĩa vụ của người khác. Nội dung này đang là tranh cãi với hai luồng ý kiến như sau: Quan điểm thứ nhất, theo PGS.TS. Đỗ Văn Đại (2020): “Trong quá trình chỉnh lý Dự thảo tại Quốc hội, chưa bao giờ phía Quốc hội theo hướng thế chấp được sử dụng để đảm bảo nghĩa vụ cho người thứ ba… Trong quá trình chỉnh lý Dự thảo tại Quốc hội, ý tưởng dùng tài sản thế chấp để bảo đảm cho người thứ ba cũng bị phía Tòa án phản đối…”. Bên cạnh đó, quy định tại Điều 317 BLDS 2015, về mặt ngữ pháp tiếng Việt, có thể hiểu là: “bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (của mình)”. Trong văn phong tiếng Việt, lược bỏ từ “của mình” là bình thường, không thể suy diễn theo nghĩa bên thế chấp dùng tài sản để đảm bảo nghĩa vụ cho người khác (Nguyễn Thị Dịu Hiền, 2021). Tóm lại, theo quan điểm thứ nhất, bên thế chấp cũng chính là bên có nghĩa vụ. Ngoài ra, quan điểm này còn khẳng định, Điều 317 của BLDS 2015 không thể hiểu theo nghĩa là bên thế chấp dùng tài sản của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho người khác. Quan điểm thứ hai cũng dựa vào câu chữ được quy định tại Điều 317 BLDS 2015 là: “bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”, rõ ràng, quy định này không ghi rõ là nghĩa vụ của ai. Do vậy, hoàn toàn có thể hiểu, bên có nghĩa vụ có thể là bên thế chấp hoặc một người khác (Nguyễn Vĩnh Long và Đỗ Thị Mai Hoàng Hà, 2015). Cơ sở pháp lý cho quan điểm này còn được ghi nhận ở khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 07/2019/TT-BTP ngày 25 tháng 11 694 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... năm 2019 về hướng dẫn một số nội dung về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất: “đối với các trường hợp thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của bên thế chấp, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của người khác hoặc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của cả bên thế chấp và của người khác”. Tức là, thế chấp bằng bất động sản của người thứ ba là phù hợp với quy định của pháp luật (Bùi Đức Giang, 2020). Sở dĩ có hai quan điểm trên, nguyên nhân một phần xuất phát từ thực trạng quy định của pháp luật, mà cụ thể là các quy định về thế chấp tài sản ở các Bộ luật Dân sự 1995, 2005 và 2015. Theo Điều 346 Bộ luật Dân sự 1995: “thế chấp tài sản là việc bên có nghĩa vụ dùng tài sản là bất động sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền”. Như vậy, theo Điều 346 Bộ luật Dân sự 1995 thì bên thế chấp cũng chính là bên có nghĩa vụ. Tuy nhiên, đến Bộ luật Dân sự 2005 (Điều 342) và Bộ luật Dân sự 2015 (Điều 317) thì nội dung thế chấp tài sản được quy định có nội hàm tương tự nhau, đó là, thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên kia và không chuyển giao tào sản đó cho bên nhận thế chấp. Tức là theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 và 2015 thì việc thế chấp có hàm ý chung là dùng tài sản để bảo đảm nghĩa vụ mà không xác định rõ cũng như không l ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hợp đồng thế chấp bằng tài sản Người thứ ba thế chấp tài sản Tài sản bảo đảm của bên thứ ba Tổ chức tín dụng Pháp luật về thế chấp tài sảnGợi ý tài liệu liên quan:
-
Thông tư Số: 10/2006/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước ban hành
4 trang 308 0 0 -
7 trang 248 0 0
-
Xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
6 trang 244 1 0 -
5 trang 215 0 0
-
Trao đổi về quy định mới của Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)
3 trang 200 0 0 -
110 trang 170 0 0
-
14 trang 151 0 0
-
78 trang 148 0 0
-
9 trang 134 0 0
-
Tác động của quy định bảo vệ người tiêu dùng tài chính đến tài chính toàn diện
12 trang 133 0 0