Danh mục

Tính sẵn có và hiệu quả của tín dụng ở nông thôn Việt Nam: Bằng chứng từ Điều tra Tiếp cận nguồn lực của hộ gia đình ở Việt Nam 2006-2008-2010

Số trang: 32      Loại file: pdf      Dung lượng: 402.73 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết được kết cấu như sau. Sự phát triển của hai ngân hàng nhà nước chính cung cấp tín dụng nông thôn ở Việt Nam được trình bày trong Phần 2. Số liệu được thể hiện và miêu tả trong Phần 3. Phần 4 đưa ra các phân tích thực nghiệm về các yếu tố quyết định đến tiếp cận tín dụng, Phần 5 đưa ra các phân tích thực nghiệm về hiệu quả của tín dụng trong việc cải thiện các kết quả. Phần 6 đưa ra các kết luận và kiến nghị chính sách.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tính sẵn có và hiệu quả của tín dụng ở nông thôn Việt Nam: Bằng chứng từ Điều tra Tiếp cận nguồn lực của hộ gia đình ở Việt Nam 2006-2008-2010 Tính sẵn có và hiệu quả của tín dụng ở nông thôn Việt Nam: Bằng chứng từ Điều tra Tiếp cận nguồn lực của hộ gia đình ở Việt Nam 2006-2008-2010 Nhóm Nghiên cứu Kinh tế Phát triển (DERG) Trường Đại học Tổng hợp Copenhagen (UoC) Khoa Kinh tế, Trường Đại học Trinity, Dublin Trung tâm Chính sách Nông nghiệp (CAP), Viện Chiến lược và Chính sách Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn (IPSARD), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Việt Nam Được thực hiện trong khuôn khổ Chương trình Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn (ARD) Đại sứ quán Hoàng gia Đan Mạch tại Việt Nam 1. Giới thiệu Ở các nước thu nhập thấp, các lựa chọn kinh tế của những hộ nghèo thường bị hạn chế bởi sự hoạt động không hiệu quả của các thị trường tài chính địa phương (Banerjee và Duflo, 2007). Một vấn đề chính là các hộ gia đình có thể tiếp cận các sản phẩm tài chính ở mức độ nào, đặc biệt là tài chính chính thức. Ví dụ, việc cung cấp các khoản vay được dùng đầu tư vào sản xuất có tiềm năng dẫn tới tăng trưởng kinh tế về mặt dài hạn bằng việc giúp đỡ nông dân và các nhà đầu tư xây dựng các hoạt động kinh tế theo quy mô trong sản xuất và tạo ra các lợi nhuận cần thiết để giúp họ thoát khỏi đói nghèo. Ở tất cả các nước đang phát triển, phản ứng điển hình đối với khoảng trống này trên thị trường là việc hình thành các tổ chức tài chính vi mô.1 Các tổ chức tài chính này, nhiều tổ chức hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, hoạt động ở cấp cơ sở và cung cấp các khoản vay nhỏ cho những người không tiếp cận được với các tổ chức tài chính chính thức. Các tổ chức này cho thấy có hiệu quả trong nhiều hoạt động nhưng cũng bị phê phán khi nó không tới được các đối tượng nghèo nhất và cũng không phải là cách hiệu quả về mặt chi phí (Cull và cộng sự, 2009). Một cách tiếp cận thay thế để khắc phục thất bại của các tổ chức tài chính chính thức trong việc cung cấp tín dụng cho những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất là nhà nước phải thực hiện vai trò trong việc bảo đảm tiếp cận tín dụng. Ở Việt Nam, nhận thức về tầm quan trọng của tín dụng cho các hộ gia đình nông thôn được thể hiện rõ ràng trong chính sách của chính phủ liên quan đến việc cung cấp tín dụng. Tín dụng chính thức được cung cấp đến các hộ gia đình ở các vùng nông thôn thông qua hai ngân hàng nhà nước chính, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (VBSP) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (VBARD). Trong khi VBARD hoạt động như một ngân hàng thương mại, VBSP hoạt động rất giống các tổ chức tài chính vi mô và được xem như một công cụ chính sách xã hội quan trọng để cung cấp tín dụng đến được với người nghèo ở các vùng nông thôn. Ngân hàng cung cấp chương trình cho vay được cơ cấu với mức lãi suất tín dụng thấp (đôi khi bằng 0) cho các đối tượng hộ mục tiêu, bao gồm các hộ nghèo, hộ bị bất lợi và bị tàn tật.2 Hiệu quả của tín dụng được cung cấp bởi các ngân hàng này ít được đánh giá. Về mặt lý thuyết, chúng tôi kỳ vọng VBSP có hiệu quả trong việc cung cấp tín dụng cho các hộ nghèo nhất, thậm chí có thể là hiệu quả hơn các tổ chức tài chính vi mô. Do xác suất của việc không trả được nợ nhìn chung có mối quan hệ âm với thu nhập và của cải, các tổ chức tài chính chính thức, bao gồm cả các tổ chức tài chính vi mô, không sẵn lòng cho vay đối với các hộ nghèo nhất. Tín dụng được cung cấp thông qua các ngân hàng nhà nước lớn có thể sẵn sàng hơn để gánh chịu các rủi ro này bởi vậy các khoản vay này cũng có thể được xem là một khoản hỗ trợ mang tính xã hội như là một phần trong chính sách tái phân phối rộng hơn. Thực tế là tín dụng cũng được cung cấp như các khoản vay thương mại thông qua VBARD cho thấy cơ hội thú vị để xem xét: (i) mức độ đạt được của hai ngân hàng với các mục tiêu trái ngược nhau; và (ii) hiệu quả của tín dụng được cung cấp bởi mỗi ngân hàng trong việc nâng cao phúc lợi của hộ. VBSP không hoạt động theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận và, với thực trạng hiện nay của mình, VBSP không thể được xem là có khả năng thanh toán khi các tỷ lệ lãi suất của nó thấp hơn rất nhiều các mức có thể bù đắp được chi phí. Do đó, việc 1 Morduch (1999) cung cấp tổng quan về việc thành lập các tổ chức tài chính vi mô và vai trò của các tổ chức này. 2 Aubert và cộng sự. (2009) thảo luận về tầm quan trọng của việc tạo ra các động lực đúng cho các tổ chức tín dụng trong các tổ chức tài chính để có được thông tin về những người vay tiềm năng đảm bảo những người vay này được lựa chọn phù hợp với các mục tiêu chính sách vì người nghèo. Cung cấp tín dụng của chính phủ một cách trực tiếp có thể thể hiện một cách hiệu quả vai trò này vẫn còn là vấn đề đang gây tranh cãi. xem xét mức độ tín dụng nào là hiệu quả cho việc cải thiện các kết quả phúc l ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: