Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân trước phẫu thuật cắt dạ dày tại Bệnh viện Quân y 103
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 211.66 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu của bài viết là đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân (BN) trước khi phẫu thuật cắt dạ dày. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu cắt ngang mô tả 112 BN từ 18 - 65 tuổi có chỉ định cắt dạ dày từ tháng 5 - 2011 đến 11 - 2013 bằng các phương pháp đo chỉ số nhân trắc, công cụ SGA, tỷ lệ sụt cân trước phẫu thuật 2 tháng, 6 tháng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân trước phẫu thuật cắt dạ dày tại Bệnh viện Quân y 103 T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018 TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA BỆNH NHÂN TRƯỚC PHẪU THUẬT CẮT DẠ DÀY TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 Trương Thị Thư*; Nguyễn Thanh Chò** Hoàng Mạnh An**; Phạm Đức Minh** TÓM TẮT Mục tiêu: đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân (BN) trước khi phẫu thuật cắt dạ dày. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu cắt ngang mô tả 112 BN từ 18 - 65 tuổi có chỉ định cắt dạ dày từ tháng 5 - 2011 đến 11 - 2013 bằng các phương pháp đo chỉ số nhân trắc, công cụ SGA, tỷ lệ sụt cân trước phẫu thuật 2 tháng, 6 tháng. Kết quả: tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) theo phương pháp nhân trắc BMI là 44,6%; theo phương pháp SGA, tỷ lệ BN có dinh dưỡng kém 89,3%. Giảm cân trước phẫu thuật chiếm tỷ lệ cao (85%), trong đó tỷ lệ BN giảm > 5% cân nặng trong 2 tháng, 6 tháng trước phẫu thuật lần lượt là 31,2% và 62,5%. Kết luận: tỷ lệ SDD của BN trước phẫu thuật dạ dày rất cao, vì thế BN nhập viện cần được đánh giá tình trạng dinh dưỡng để có can thiệp dinh dưỡng phù hợp và giúp bác sỹ lâm sàng tiên lượng cuộc mổ. * Từ khóa: Suy dinh dưỡng; Tình trạng dinh dưỡng; Phẫu thuật dạ dày. Nutritional Status of Patients before Stomach Surgery in 103 Military Hospital Summary Objectives: To assess nutritional status of patients before stomach surgery. Subjects and methods: Cross-sectional, descriptive study of 112 patients aged 18 - 65 years old who had designated stomach surgery from May, 2011 to Nov, 2013 by the measurement of anthropometric indices, SGA, weight loss before surgery for 2 months, 6 months. Results: The rate of malnutrition by BMI methods was 44.6% and SGA method was 89.3%. Preoperative weight loss was high (85%), in which, patients had a weight loss of more than 5% in 2 months, 6 months before surgery were 31.2% and 62.5%, respectively. Conclusion: Malnutrition rate in patients before stomach surgery was very high, so the hospitalized patients should be assessed for nutritional status in order to have appropriate nutritional interventions and to help the clinician make the surgical prognosis. * Keyword: Malnutrition; Nutritional status; Stomach surgery. ĐẶT VẤN ĐỀ Tỷ lệ SDD bệnh viện còn cao, đặc biệt ở nhóm BN ngoại khoa. Theo Hiệp hội Dinh dưỡng lâm sàng châu Âu (ESPEN, 2006), tỷ lệ SDD chiếm 20 - 60% BN nằm viện và có đến 30 - 90% bị mất cân trong thời gian điều trị, trong đó tỷ lệ SDD ở BN phẫu thuật là 40 - 50% [1, 2]. Hậu quả của SDD được công nhận từ những năm 1976, Studley nghiên cứu thấy có * Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương ** Bệnh viện Quân y 103 Người phản hồi (Corresponding): Trương Thị Thư (truongthu16hd@gmail.com) Ngày nhận bài: 02/02/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 19/03/2018 Ngày bài báo được đăng: 26/03/2018 44 t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018 mối quan hệ giữa việc giảm cân trước phẫu thuật và tỷ lệ tử vong. SDD được coi là một trong những nguyên nhân chính gây ra các biến chứng sau phẫu thuật. SDD hoặc thiếu hụt chất dinh dưỡng có tác động nghiêm trọng đến lành vết thương, thiếu protein giảm hình thành mao mạch mới, giảm tăng sinh tế bào sợi và tổng hợp collagen, cung cấp đủ protein rất cần thiết cho lành vết thương [1, 3, 6]. BN phẫu thuật đường tiêu hóa có nguy cơ cạn kiệt nguồn dinh dưỡng dự trữ do: chế độ dinh dưỡng không đầy đủ; rối loạn tiêu hóa kéo dài, giảm hấp thu; nhu cầu dinh dưỡng tăng sau phẫu thuật. Tình trạng SDD liên quan đến nhiều vấn đề lâm sàng trong bệnh viện, BN tiếp tục SDD khi nằm viện [1, 3]. Hiện nay, việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng của BN nằm viện chưa được coi trọng. Cần tiến hành nhiều nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của BN trước phẫu thuật để đưa ra giải pháp hỗ trợ dinh dưỡng phù hợp với người bệnh, chuẩn bị BN trước phẫu thuật và tiên lượng điều trị. Chúng tôi tiến hành đề tài với mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của BN trước phẫu thuật cắt dạ dày. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu. 112 BN, tuổi từ 18 - 65 (trung bình 52,1 tuổi), không mắc bệnh phối hợp, được chỉ định phẫu thuật cắt dạ dày từ tháng 5 - 2011 đến 11 - 2013 tại Bệnh viện Quân y 103. 2. Phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu cắt ngang mô tả, BN được đánh giá tình trạng dinh dưỡng khi vào viện, thu thập số liệu về nhân trắc và đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng chỉ số BMI và phương pháp SGA. 3. Công cụ và các chỉ tiêu nghiên cứu. Hồ sơ bệnh án, cân Tanita điện tử độ chính xác 0,1 kg để cân trọng lượng BN. Thước đo chiều cao, độ chính xác 1 cm, đo ở tư thế đứng với 5 điểm chạm: gót, bắp chân, mông, vai, chẩm. Đánh giá chỉ số BMI theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 2000) và theo tiêu chuẩn của châu Á Thái Bình Dương (IDI & WPRO) (kg/m2). BMI (chỉ số khối cơ thể) = [cân nặng (kg)] 2 [chiều cao (m)] Bảng 1: Đánh giá, phân loại tình trạng dinh dưỡng. Tình trạng dinh dưỡng Chỉ số BMI (WHO) IDI & WPRO 2 (kg/m ) Thiếu năng lượng trường diễn (CED) < 18,50 < 18,50 Gày độ 1 17,00 - 18,99 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân trước phẫu thuật cắt dạ dày tại Bệnh viện Quân y 103 T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018 TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA BỆNH NHÂN TRƯỚC PHẪU THUẬT CẮT DẠ DÀY TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 Trương Thị Thư*; Nguyễn Thanh Chò** Hoàng Mạnh An**; Phạm Đức Minh** TÓM TẮT Mục tiêu: đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân (BN) trước khi phẫu thuật cắt dạ dày. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu cắt ngang mô tả 112 BN từ 18 - 65 tuổi có chỉ định cắt dạ dày từ tháng 5 - 2011 đến 11 - 2013 bằng các phương pháp đo chỉ số nhân trắc, công cụ SGA, tỷ lệ sụt cân trước phẫu thuật 2 tháng, 6 tháng. Kết quả: tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) theo phương pháp nhân trắc BMI là 44,6%; theo phương pháp SGA, tỷ lệ BN có dinh dưỡng kém 89,3%. Giảm cân trước phẫu thuật chiếm tỷ lệ cao (85%), trong đó tỷ lệ BN giảm > 5% cân nặng trong 2 tháng, 6 tháng trước phẫu thuật lần lượt là 31,2% và 62,5%. Kết luận: tỷ lệ SDD của BN trước phẫu thuật dạ dày rất cao, vì thế BN nhập viện cần được đánh giá tình trạng dinh dưỡng để có can thiệp dinh dưỡng phù hợp và giúp bác sỹ lâm sàng tiên lượng cuộc mổ. * Từ khóa: Suy dinh dưỡng; Tình trạng dinh dưỡng; Phẫu thuật dạ dày. Nutritional Status of Patients before Stomach Surgery in 103 Military Hospital Summary Objectives: To assess nutritional status of patients before stomach surgery. Subjects and methods: Cross-sectional, descriptive study of 112 patients aged 18 - 65 years old who had designated stomach surgery from May, 2011 to Nov, 2013 by the measurement of anthropometric indices, SGA, weight loss before surgery for 2 months, 6 months. Results: The rate of malnutrition by BMI methods was 44.6% and SGA method was 89.3%. Preoperative weight loss was high (85%), in which, patients had a weight loss of more than 5% in 2 months, 6 months before surgery were 31.2% and 62.5%, respectively. Conclusion: Malnutrition rate in patients before stomach surgery was very high, so the hospitalized patients should be assessed for nutritional status in order to have appropriate nutritional interventions and to help the clinician make the surgical prognosis. * Keyword: Malnutrition; Nutritional status; Stomach surgery. ĐẶT VẤN ĐỀ Tỷ lệ SDD bệnh viện còn cao, đặc biệt ở nhóm BN ngoại khoa. Theo Hiệp hội Dinh dưỡng lâm sàng châu Âu (ESPEN, 2006), tỷ lệ SDD chiếm 20 - 60% BN nằm viện và có đến 30 - 90% bị mất cân trong thời gian điều trị, trong đó tỷ lệ SDD ở BN phẫu thuật là 40 - 50% [1, 2]. Hậu quả của SDD được công nhận từ những năm 1976, Studley nghiên cứu thấy có * Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương ** Bệnh viện Quân y 103 Người phản hồi (Corresponding): Trương Thị Thư (truongthu16hd@gmail.com) Ngày nhận bài: 02/02/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 19/03/2018 Ngày bài báo được đăng: 26/03/2018 44 t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018 mối quan hệ giữa việc giảm cân trước phẫu thuật và tỷ lệ tử vong. SDD được coi là một trong những nguyên nhân chính gây ra các biến chứng sau phẫu thuật. SDD hoặc thiếu hụt chất dinh dưỡng có tác động nghiêm trọng đến lành vết thương, thiếu protein giảm hình thành mao mạch mới, giảm tăng sinh tế bào sợi và tổng hợp collagen, cung cấp đủ protein rất cần thiết cho lành vết thương [1, 3, 6]. BN phẫu thuật đường tiêu hóa có nguy cơ cạn kiệt nguồn dinh dưỡng dự trữ do: chế độ dinh dưỡng không đầy đủ; rối loạn tiêu hóa kéo dài, giảm hấp thu; nhu cầu dinh dưỡng tăng sau phẫu thuật. Tình trạng SDD liên quan đến nhiều vấn đề lâm sàng trong bệnh viện, BN tiếp tục SDD khi nằm viện [1, 3]. Hiện nay, việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng của BN nằm viện chưa được coi trọng. Cần tiến hành nhiều nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của BN trước phẫu thuật để đưa ra giải pháp hỗ trợ dinh dưỡng phù hợp với người bệnh, chuẩn bị BN trước phẫu thuật và tiên lượng điều trị. Chúng tôi tiến hành đề tài với mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của BN trước phẫu thuật cắt dạ dày. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu. 112 BN, tuổi từ 18 - 65 (trung bình 52,1 tuổi), không mắc bệnh phối hợp, được chỉ định phẫu thuật cắt dạ dày từ tháng 5 - 2011 đến 11 - 2013 tại Bệnh viện Quân y 103. 2. Phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu cắt ngang mô tả, BN được đánh giá tình trạng dinh dưỡng khi vào viện, thu thập số liệu về nhân trắc và đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng chỉ số BMI và phương pháp SGA. 3. Công cụ và các chỉ tiêu nghiên cứu. Hồ sơ bệnh án, cân Tanita điện tử độ chính xác 0,1 kg để cân trọng lượng BN. Thước đo chiều cao, độ chính xác 1 cm, đo ở tư thế đứng với 5 điểm chạm: gót, bắp chân, mông, vai, chẩm. Đánh giá chỉ số BMI theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 2000) và theo tiêu chuẩn của châu Á Thái Bình Dương (IDI & WPRO) (kg/m2). BMI (chỉ số khối cơ thể) = [cân nặng (kg)] 2 [chiều cao (m)] Bảng 1: Đánh giá, phân loại tình trạng dinh dưỡng. Tình trạng dinh dưỡng Chỉ số BMI (WHO) IDI & WPRO 2 (kg/m ) Thiếu năng lượng trường diễn (CED) < 18,50 < 18,50 Gày độ 1 17,00 - 18,99 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí khoa học Tình trạng dinh dưỡng Phẫu thuật cắt dạ dày Suy dinh dưỡng Bệnh viện Quân y 103Gợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 287 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 268 0 0 -
Tỷ lệ thiếu cơ và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân cao tuổi đái tháo đường típ 2
6 trang 262 0 0 -
5 trang 232 0 0
-
10 trang 209 0 0
-
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 207 0 0 -
6 trang 200 0 0
-
8 trang 196 0 0
-
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 196 0 0 -
Khách hàng và những vấn đề đặt ra trong câu chuyện số hóa doanh nghiệp
12 trang 192 0 0