Danh mục

Tình trạng sâu răng sớm tại trường mầm non 19.5 thành phố Thái Nguyên theo ICDAS II

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 892.12 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện ở 1184 trẻ từ 24 - 71 tháng tuổi tại Trường mầm non 19.5 thành phố Thái Nguyên với mục tiêu xác định tỉ lệ và mức độ bệnh sâu răng. Mỗi trẻ được khám và đánh giá tình trạng sâu răng dựa vào ICDAS II.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tình trạng sâu răng sớm tại trường mầm non 19.5 thành phố Thái Nguyên theo ICDAS IITrường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016 TÌNH TRẠNG SÂU RĂNG SỚM TẠI TRƢỜNG MẦM NON 19.5 THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN THEO ICDAS II Đỗ Minh Hương, Lê Thị Thu Hằng Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên TÓM TẮT Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện ở 1184 trẻ từ 24 - 71 tháng tuổi tại Trường mầm non 19.5 thành phố Thái Nguyên với mục tiêu xác định tỉ lệ và mức độ bệnh sâu răng. Mỗi trẻ được khám và đánh giá tình trạng sâu răng dựa vào ICDAS II. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: 75,8% trẻ có sâu răng sữa với smtm là 9,6  12,3. Thêm vào đó, sâu răng gặp nhiều ở răng cửa hàm trên và răng hàm sữa. Tổn thương có ở tất cả các mặt răng trong đó sâu mặt nhai chiếm tỷ lệ cao nhất (66,1% ). 91.8% tổn thương sâu răng trong giai đoạn muộn (49,1% mặt răng sâu ở hình thái xoang sâu thấy ngà lan rộng), 8,2% tổn thương sâu răng giai đoạn sớm (30% trẻ). Do đó, tăng cường tái khoáng hóa răng, điều trị phục hồi thân răng là cần thiết nhằm nâng cao sức khoẻ răng miệng cho đối tượng này. Từ khóa: smtm, ICDAS II, sâu răng sớm, 24 - 71 tuổi. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sâu răng sớm ở trẻ em (ECC) là tình trạng xuất hiện một hoặc nhiều tổn thương sâurăng (có thể đã hình thành lỗ hoặc chưa), mất răng (do sâu), mặt răng đã được hàn (do sâu)trên bất kỳ răng sữa nào ở trẻ 71 tháng tuổi hoặc nhỏ hơn (AADP, 2008) [1]. Sâu răngsớm ở trẻ nhỏ là kết quả của sự mất cân bằng giữa các yếu tố nguy cơ và yếu tố bảo vệảnh hưởng đến bệnh: yếu tố môi trường (thói quen vệ sinh răng miệng, thói quen ănuống, chế độ dinh dưỡng, nước bọt,..), yếu tố về gen,…[2][3]. Tổn thương sâu răng có tính chất phát triển nhanh ở nhiều răng, trên các mặt răng bìnhthường ít bị sâu, có thể nhanh chóng tiêu diệt bộ răng sữa của trẻ mới biết đi và trẻ nhỏ[3][4]. Khi không được điều trị sâu răng có là nguyên nhân gây nên đau, nhiễm trùng cấptính, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, vị trí mọc răng vĩnh viễn ở trẻ và gây ra saikhớp cắn; mất các răng phía trước có thể ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Greenwell vàcộng sự chỉ ra rằng 84% trẻ không có sâu răng sữa sẽ không sâu răng ở hệ răng hỗn hợp[5]. Do đó, dự phòng và điều trị sớm sâu răng ở lứa tuổi này có ý nghĩa rất lớn trong việcgóp phần nâng cao sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân. Tuy nhiên, ở ViệtNam tỷ lệ sâu răng sữa là rất cao, việc điều trị và bảo tồn răng sữa vẫn chưa được giađình và nha sĩ quan tâm đúng mức. Năm 2010 Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt - Trường Đạihọc Y Hà Nội khuyến cáo 81,6% trẻ em từ 4 - 8 tuổi sâu răng sữa, là hồi chuông cảnh báocho các bậc phụ huynh về cách chăm sóc sức khỏe cho trẻ [6]. Để góp phần xây dựngchiến lược dự phòng và điều trị bệnh sâu răng cho lứa tuổi học sinh mầm non đề tài nàyđược tiến hành nghiên cứu với mục tiêu: Xác định tỷ lệ, mức độ sâu răng sớm trẻ emTrường mầm non 19.5 thành phố Thái Nguyên. 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ 2 – 5 tuổi Trường Mầm non 19.5 thành phố Thái Nguyên. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2015 đến 12/2015. - Địa điểm nghiên cứu: Trường Mầm non 19.5 thành phố Thái Nguyên. 2.3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt ngang 61Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016 - Tiêu chuẩn chọn mẫu: + Tiêu chuẩn lựa chọn: Trẻ 2 – 5 tuổi Trẻ hợp tác tốt Được sự đồng ý của Phụ huynh học sinh. + Tiêu chuẩn loại trừ: Bất thường về tâm thần kinh. Vắng mặt vào ngày khám. - Cỡ mẫu: được tính theo công thức: pq n = Z2 (1-/2) d2 Z (1-/2) = 1.96,  =0.05, d= 0.05, p= 0,816 [6] Cỡ mẫu được tính là 231. Để phục vụ cho mục tiêu xây dựng mô hình dự phòng vàđiều trị bệnh sâu răng của trẻ 2 - 5 tuổi, tiến hành nghiên cứu trên toàn bộ trẻ em Trườngmầm non 19.5 đủ tiêu chuẩn chọn mẫu với cỡ mẫu n = 1184 trẻ. 2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu Sâu răng được xác định bằng cách khám lần lượt tất cả các răng bằng cây thăm dò vàgương nha khoa. Tỉ lệ sâu răng được xác định theo chỉ số Sâu Mất Trám Mặt răng(smtm) theo tiêu chí của hệ thống đánh giá, phát hiện sâu răng quốc tế ICDAS II (TheInternational Caries Detection and Assessment System - 2005) [7][8]. Sâu răng sớm đượcxác định theo tiêu chí của Viện hàn lâm nha khoa trẻ em Hoa Kỳ (AAPD - AmericanAcademy of Pediatric Dentistry, 2008) [1]. Bảng 1. Tiêu chuẩn phát hiện sâu thân răng nguyên phát và sâu răng thứ phát theo hệthống đánh giá, phát hiện sâu răng quốc tế I ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: