Tính tự chủ của sinh viên trong học tiếng Anh trực tuyến tại trường Đại học Mỏ - Địa chất
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tính tự chủ của sinh viên trong học tiếng Anh trực tuyến tại trường Đại học Mỏ - Địa chất HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ TÀI NGUYÊN VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (ERSD 2022) Tính tự chủ của sinh viên trong học tiếng Anh trực tuyến tại trường Đại học Mỏ - Địa chất Trương Thị Thanh Thuỷ* Trường Đại học Mỏ - Địa chấtTÓM TẮTĐại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn tới hệ thống giáo dục của mọi quốc gia trên thế giới. Các cơ sở giáodục đại học đã lựa chọn chuyển đổi sang hình thức giáo dục trực tuyến nhằm thích ứng linh hoạt với tìnhhình dịch bệnh. Sự chuyển đổi này đòi hỏi người học cần có năng lực học tập độc lập, tự chủ nhằm pháthuy tốt nhất những lợi thế đồng thời giảm thiểu những hạn chế của việc học trực tuyến. Với mục đíchnghiên cứu tính tự chủ trong học tiếng Anh trực tuyến, nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát đối với 70 sinhviên chính quy của trường Đại học Mỏ - Địa chất đang theo học các lớp học phần tiếng Anh trực tuyếntrong chương trình đào tạo chính khoá, học kỳ 2 năm học 2021-2022. Nhóm tác giả đã gửi bảng câu hỏitrực tuyến tới các sinh viên. Số liệu thu thập được cho thấy 42% sinh viên được hỏi chưa có đủ sự độclập, tự chủ khi học tiếng Anh trực tuyến. 58% số sinh viên được hỏi không gặp khó khăn gì khi học tiếngAnh trực tuyến đồng nghĩa với việc số sinh viên này đã có sự tự chủ trong học tập. Ngoài ra 52,3% sinhviên được hỏi mong muốn học tiếng Anh theo cả hai hình thức: trực tiếp và trực tuyến. Kết quả củanghiên cứu chỉ ra rằng sinh viên mong muốn được giảng viên hướng dẫn trực tiếp hơn là hướng dẫn trựctuyến. Qua các kết quả nghiên cứu cho thấy giảng viên cần có chiến lược cụ thể hướng tới việc xây dựngvà phát huy tính tự chủ của sinh viên khi học tiếng Anh trực tuyến nhằm đạt được các mục tiêu đề ra củakhoá học.Từ khóa: Tính tự chủ; học trực tuyến; hướng dẫn trực tiếp; chiến lược1. Đặt vấn đề Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn tới hệ thống giáo dục của mọi quốc gia trên thế giới. Các cơ sởgiáo dục đại học đã lựa chọn chuyển đổi sang hình thức giáo dục trực tuyến nhằm thích ứng linh hoạt vớitình hình dịch bệnh. Việc chuyển đổi từ học trực tiếp sang trực tuyến giúp thúc đẩy tính độc lập của ngườihọc. Người học có môi trường tự học thuận lợi hơn cùng với sự linh hoạt trong phương pháp học cũngnhư khả năng tiếp thu của mỗi cá nhân cộng thêm việc tiếp cận nguồn tài liệu vô tận trên Internet. Tuynhiên năng lực tự học của sinh viên chịu tác động tiêu cực do thiếu các hoạt động có tổ chức, định hướng,mang tính gắn kết trực tiếp trên lớp. Cụ thể như sinh viên rất ít giao tiếp với giáo viên, có rất ít cơ hội hợptác với bạn học, hiếm khi nhận được những phản hồi tức thời như trong môi trường học trực tiếp. Ngoàira do không tương tác trực tiếp với bạn học trên lớp nên sinh viên hầu như không tạo dựng được các mốiquan hệ trong cộng đồng lớp học và điều này cũng có thể tác động tiêu cực tới kết quả học bởi học tâp làmột hoạt động xã hội và hoạt động này cần người học tham gia vào một nhóm có sự tương tác lẫn nhaugiữa các thành viên (Wenden, 1997). Việc sử dụng các nền tảng ứng dụng như MsTeams, Zoom, Googlemeeting, Skype,… có thể giúp tăng tính tương tác trong lớp học trực tuyến tuy nhiên các nền tảng nàykhông thể mang tới sự kết nối chân thực. Trong một môi trường học tập nhiều thách thức như vậy buộc sinh viên cần phải là những người họcđộc lập hoặc người học tự chủ (autonomous learners) do họ không được giáo viên hướng dẫn trực tiếp.Nhằm đánh giá về tính chủ động trong học tiếng Anh của một nhóm sinh viên trường đại học Mỏ - Địachất khi học trực tuyến trong giai đoạn Covid 19, tác gỉả đã tiến hành nghiên cứu đối với 70 sinh viênchính quy của trường đang theo học các lớp học phần tiếng Anh hình thức trực tuyến trong chương trìnhđào tạo chính khoá, học kỳ 2 năm học 2021-2022. Nhóm tác giả tiến hành khảo sát thông qua việc gửibảng câu hỏi trực tuyến tới các sinh viên. Số liệu thu thập được cho thấy 42% sinh viên được hỏi chưa cóđủ sự độc lập, tự chủ khi học tiếng Anh trực tuyến. 58% số sinh viên được hỏi không gặp khó khăn gì khihọc tiếng Anh trực tuyến đồng nghĩa với việc số sinh viên này đã có sự tự chủ trong học tập. Ngoài ra52,3% sinh viên được hỏi mong muốn học tiếng Anh theo cả hai hình thức: trực tiếp và trực tuyến. Kếtquả của nghiên cứu chỉ ra rằng sinh viên mong muốn được giảng viên hướng dẫn trực tiếp hơn là hướng*Tác giả liên hệEmai: truongthithanhthuy@humg.edu.vn 1317dẫn trực tuyến. Qua các kết quả nghiên cứu cho thấy giảng viên cần có chiến lược cụ thể hướng tới việcxây dựng và phát huy tính tự chủ của sinh viên khi học tiếng Anh trực tuyến nhằm đạt được các mục tiêuđề ra của khoá học.2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu2.1. Cơ sở lý thuyết Trong phần cơ sở lý thuyết, nhóm tác giả tập trung vào các khái niệm liên quan tới tính tự chủ củangười học dựa trên các quan điểm được trình bày bởi các nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam. Tínhtự chủ của người học (Learner Autonomy) bắt nguồn từ khái niệm học tập suốt đời, một khái niệm đượcxem là đích hướng tới trong giáo dục kể từ đầu những năm 1960 (Gadner & Miller, 1999). Vào nhữngnăm 1970, khái niệm tính tự chủ của người học lần đầu được đưa vào lĩnh vực giảng dạy ngoại ngữ. TheoHolec, 1985, tính tự chủ của người học là khả năng chịu trách nhiệm về việc học của bản thân. Dickinson,1995 cho rằng người học tự chủ là người chịu trách nhiệm hoàn toàn cho những quyết định liên quan tớiviệc học và việc thực hiện các quyết định đó. Khi đánh giá về vai trò của giáo viên đối với tính tự chủ củangười học, Scharles & Szabo, 2000 đề cập tới tầm quan trọng của việc giáo viên cần tìm hiểu trình độkiến thức, thái độ học tập, mức độ động cơ học tập và chiến lược học tập của người học nhằm hướng sinhviên tìm ra ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu Hội nghị toàn quốc Khoa học trái đất Phát triển bền vững Tính tự chủ của sinh viên Học tiếng Anh trực tuyến Giáo dục trực tuyến Môi trường học tập trực tuyếnTài liệu cùng danh mục:
-
3 trang 857 14 0
-
104 trang 658 9 0
-
67 trang 485 7 0
-
Giáo trình Dẫn luận ngôn ngữ: Phần 1 - Nguyễn Thiện Giáp
106 trang 473 0 0 -
Giáo trình Văn bản Hán Nôm: Phần 1 - TS. Trịnh Ngọc Ánh (Chủ biên)
96 trang 442 6 0 -
Lạ hóa một cuộc chơi - Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI: Phần 1
161 trang 424 13 0 -
Văn học Châu Mỹ tuyển chọn (Tập I): Phần 1
342 trang 384 10 0 -
So sánh từ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Hán
9 trang 379 3 0 -
Văn học bằng ngôn ngữ học-Thử xét văn hoá: Phần 1
366 trang 360 1 0 -
Tìm hiểu về thi pháp thơ Đường: Phần 1
233 trang 356 2 0
Tài liệu mới:
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Đại Sơn, Đại Lộc
19 trang 0 0 0 -
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 2 năm 2024-2025 có đáp án - Trường Tiểu học A An Hữu
4 trang 0 0 0 -
Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Lê Qúy Đôn, Tiên Phước
5 trang 0 0 0 -
Sắc diện của nhân vật anh hùng trong sử thi Mahabharata
4 trang 1 0 0 -
Tỷ lệ dị hình ở một số loài cá biển trong các trại sản xuất giống tại Khánh Hòa
15 trang 0 0 0 -
Thái độ về đề kháng kháng sinh của sinh viên năm cuối Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
8 trang 0 0 0 -
Tạo đề thi trắc nghiệm với LATEX
14 trang 2 0 0 -
14 trang 2 0 0
-
Tự thay đổi giao diện PocketPC với FunnySnake
14 trang 1 0 0 -
13 trang 0 0 0