Danh mục

Tình yêu trong Truyện Kiều của Nguyễn Du từ góc nhìn nữ quyền luận

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 212.87 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở phân tích luận giải hai vấn đề này từ cuộc đời và số phận của Kiều - người phụ nữ dám chủ động vượt lên mọi ràng buộc của lễ giáo phong kiến khắc nghiệt để dấn thân cho sự tự do luyến ái, bài viết khẳng định tư tưởng nhân văn vượt tầm thời đại của Nguyễn Du.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tình yêu trong Truyện Kiều của Nguyễn Du từ góc nhìn nữ quyền luậnTạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 3(100) - 2016NGÔN NGỮ - VĂN HỌC- VĂN HÓATình yêu trong Truyện Kiều của Nguyễn Dutừ góc nhìn nữ quyền luậnCao Thị Hồng *Tóm tắt: Từ góc nhìn nữ quyền luận kết hợp thuyết phân tâm học và triết học hiệnsinh, bài viết hướng đến việc giải mã vấn đề tình yêu trong Truyện Kiều trên haiphương diện cơ bản: sự tự do lựa chọn tình yêu của Thúy Kiều; khát vọng nhục cảmtrong tình yêu của người phụ nữ. Trên cơ sở phân tích luận giải hai vấn đề này từ cuộcđời và số phận của Kiều - người phụ nữ dám chủ động vượt lên mọi ràng buộc của lễgiáo phong kiến khắc nghiệt để dấn thân cho sự tự do luyến ái, bài viết khẳng định tưtưởng nhân văn vượt tầm thời đại của Nguyễn Du.Từ khóa: Nữ quyền luận; Nguyễn Du; Truyện Kiều; tình yêu.1. Tình yêu là đề tài muôn thuở của sángtạo văn chương. Tình yêu trong TruyệnKiều của Nguyễn Du cũng không nằmngoài quy luật ấy. Nhưng để hiểu thế nào làgiá trị đích thực của tình yêu trong TruyệnKiều là một vấn đề không đơn giản. Vì vậy,từ trước đến nay đã có rất nhiều nhà nghiêncứu quan tâm đến vấn đề này. Xuất phát từnhững điểm nhìn khác nhau người ta cónhững cách lý giải khác nhau về tình yêutrong Truyện Kiều. Qua khảo sát chúng tôithấy tình yêu trong Truyện Kiều thườngđược các nhà nghiên cứu, phê bình luận giảitừ triết học Phương Đông (như: Nho giáo,Phật giáo, Lão giáo,...) hay từ triết họcPhương Tây (như phân tâm học, hiện sinh,xã hội học...). Tuy được khám phá từ nhiềugóc nhìn như thế nhưng tình yêu trongTruyện Kiều mãi mãi vẫn là một ẩn ngữ.Đúng như Trần Bích Lan đã viết: “Nhữngtác phẩm vĩ đại của lịch sử văn học thế giớivốn có một ma lực, một nam châm hút sắt.Đứng trước một trái núi kinh dị, con ngườiluôn bị thúc đẩy bởi ước vọng đặt lộ khaithông,... nhưng đường đi có được khai thác88đến trăm nghìn, vẻ hoang vu vẫn cònnguyên trong rừng thẳm. Con người có thểđập vỡ dăm ba tảng đá bé mọn nhưng thạchbàn thì không bao giờ có thể bị thay đổi, dichuyển” [4, tr.593]. Xung quanh câu chuyệntình yêu trong Truyện Kiều còn rất nhiềuphương diện bỏ ngỏ vẫn “vẫy gọi” ý thứckhám phá tác phẩm của muôn thế hệ bạnđọc. Vì vậy từ góc nhìn nữ quyền luận ở bàiviết này chúng tôi muốn hướng đến việctiếp tục giải mã vấn đề tình yêu trongTruyện Kiều trên hai phương diện cơ bản:tinh thần tự do lựa chọn tình yêu của ThúyKiều và vấn đề dục tính với khát vọng bìnhđẳng trong tình yêu. Trên cơ sở phân tích,luận giải những vấn đề trên xung quanh mốitình Kim Trọng - Thúy Kiều, bài viết khẳngđịnh tính hiện đại trong tư tưởng củaNguyễn Du về tình yêu nam nữ và chínhđiều này đã góp phần quan trọng tạo nêngiá trị nhân văn, nhân bản sâu sắc củaTruyện Kiều.(*)(*)Tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên.ĐT: 0913546626. Email: caohong5668@gmail.com.Cao Thị Hồng2. Xưa nay khi bàn về Truyện Kiều,những người đến từ những chân trời tưtưởng rất khác nhau, thậm chí đối lập nhaunhư Hoàng Ngọc Phách, Trần Trọng Kim,Phan Kế Bính, Huỳnh Thúc Kháng, ThạchTrung Giả, Phạm Thế Ngũ,... đều tựu trungcho rằng: thuyết định mệnh là triết lý nềntảng của Truyện Kiều. Điều này quả đúng lànhư vậy, bởi xuyên suốt Truyện Kiều là câuchuyện về một người phụ nữ bé nhỏ, mongmanh, suốt quãng đời thanh xuân tươi đẹpnhất, phải liên tiếp đối đầu với thử tháchnghiệt ngã của số phận. Và điều này cũngđược chính Nguyễn Du xác tín trong suốtchiều dài thiên truyện: “Chữ tài chữ mệnhkhéo là ghét nhau”, “Trời xanh quen thóimá hồng đánh ghen”, “Chữ tài liền với chữtai một vần”. Truyện Kiều cuốn người đọcvào một bầu không khí bi thảm, phũ phàng,nhiều khi uất nghẹn. Gấp cuốn sách lạichúng ta có cảm tưởng rằng cuộc đời củaKiều đã bị trói buộc bởi muôn sợi dây ràngrịt vô hình, mọi sự thuộc về tương lai củaKiều như đã được ông trời quyết định từtrước. Học giả Trần Trọng Kim cho rằng:“Cái nghiệp đã định đến đâu mới hết thìphải cho đi đến cùng chứ không sao trốnđược” [4, tr.595]. Còn Thạch Trung Giảtrong Văn học phân tích toàn thư, phầntrình bày về tư tưởng Truyện Kiều, cũngkhẳng định: Đoạn trường Tân Thanh là mộtcuốn tiểu thuyết bằng thơ có luận đề, đề đólà thuyết “tài mệnh tương đố” mà thuyếtnày là một trường hợp của thuyết “địnhmệnh” [5, tr.339, 371]. Nói như vậy, có lẽnào khi đọc Truyện Kiều ta chỉ hiểu rằngđịnh mệnh phũ phàng, nặng nề, đau khổnhư đóng đinh vào đời Thúy Kiều và ThúyKiều không có sự lựa chọn nào mà chỉ cònphương cách cúi đầu cam chịu? Không hẳnthế, ngày nay đọc lại Truyện Kiều, ta thấybằng sự đồng cảm sâu sắc trước những nỗiđớn đau từ “những điều trông thấy”,Nguyễn Du đã dành nhiều trân trọng yêuthương cho nhân vật Thúy Kiều. Ông đãluôn tạo cơ hội, mở đường cho nàng đượctự do, được thoát khỏi sự bủa vây trùngđiệp của biết bao định chế vô lối của xã hộiphong kiến đè nặng lên thân phận ngườiphụ nữ. Có lẽ Nguyễn Du là người đầu tiêntrong văn học Việt Nam dám đứng trên“chuẩn mực” Nho giáo để tôn ...

Tài liệu được xem nhiều: