Danh mục

Tổ chức các tình huống phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy toán tiểu học góp phần hình thành năng lực thích ứng với đời sống cho học sinh

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 134.72 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo này trình bày việc vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học Toán tiểu học, qua đó giúp học sinh thuận lợi trong tiếp nhận tri thức mới, phát triển tư duy tích cực, sáng tạo. Học sinh được hình thành năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lí các vấn đề nảy sinh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổ chức các tình huống phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy toán tiểu học góp phần hình thành năng lực thích ứng với đời sống cho học sinh JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Science in Mathematics, 2014, Vol. 59, No. 2A, pp. 49-55 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn TỔ CHỨC CÁC TÌNH HUỐNG PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG DẠY TOÁN TIỂU HỌC GÓP PHẦN HÌNH THÀNH NĂNG LỰC THÍCH ỨNG VỚI ĐỜI SỐNG CHO HỌC SINH Đinh Thị Bích Hậu1 và Nguyễn Xuân Công2 1 Trường Đại học Tây Bắc; 2 Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc Tóm tắt. Bài báo này trình bày việc vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học Toán tiểu học, qua đó giúp học sinh thuận lợi trong tiếp nhận tri thức mới, phát triển tư duy tích cực, sáng tạo. Học sinh được hình thành năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lí các vấn đề nảy sinh. Từ khóa: Dạy học toán, phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề.1. Mở đầu Mục tiêu dạy toán ở tiểu học nhấn mạnh đến việc giúp học sinh có kiến thức và kĩ năng cơbản, thiết thực, có hệ thống nhưng chú ý hơn đến tính hoàn chỉnh tương đối của các kiến thức và kĩnăng cơ bản đó [5;28]. Chẳng hạn, ở lớp 1 học sinh biết đọc, đếm, viết, so sánh các số đến 10 mớichuyển sang giới thiệu khái niệm ban đầu về phép cộng... Ngoài các mạch kiến thức quen thuộc, ởtiểu học có giới thiệu một số yếu tố thống kê có ý nghĩa thiết thực trong đời sống. Khi dạy tiểu học theo Apduliana.O.A [1] cần quan tâm đến rèn luyện khả năng diễn đạt,ứng xử, giải quyết các tình huống có vấn đề, phát triển năng lực tư duy theo đặc trưng của môntoán, xây dựng phương pháp học tập toán theo những định hướng dạy học dựa vào các hoạt độngtích cực, chủ động sáng tạo của học sinh giúp học sinh biết cách tự học toán hiệu quả. Theo Vũ Quốc Chung [2;72]: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề là một mục tiêu giáodục ở tiểu học: đó là đào tạo học sinh trở thành người lao động sáng tạo. Người lao động luôn phảigiải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Dạy học toán không chỉ là dạy tri thức và kĩ năngtoán học, mà còn hình thành và phát triển ở học sinh phương pháp, năng lực sáng tạo, năng lựcgiải quyết vấn đề. Chúng tôi cho rằng: Trong quá trình dạy học, cần hình thành và phát triển ở học sinh nănglực và giải quyết vấn đề. Trong thực tế do đặc điểm của học sinh tiểu học, các vấn đề được hướngtới là những vấn đề đơn giản (để giải quyết nó không cần tới một quá trình suy luận dài, phức tạp).Phần lớn các vấn đề được phát hiện và giải quyết trên cơ sở dựa vào trực quan (thông qua quan sátcác số, các hình ảnh thực, thông qua việc thử nghiệm với các trường hợp cụ thể để rút ra các kếtluận khái quát). Vì vậy việc ta xây dựng các tình huống có vấn đề phù hợp khi dạy toán tiểu học làcần thiết.Liên hệ: Đinh Thị Bích Hậu, e-mail: bichhau3011@gmail.com. 49 Đinh Thị Bích Hậu, Nguyễn Xuân Công2. Nội dung nghiên cứu2.1. Tình huống có vấn đề trong dạy học toán ở tiểu học Trong dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, thầy đã tổ chức tình huống sư phạm, học sinhhoạt động, phát hiện ra vấn đề. Vấn đề mà học sinh thấy cần giải quyết, mong muốn giải quyết nónhưng không thể giải quyết ngay được. Để giải quyết được vấn đề học sinh phải vượt khó khănhàm chứa trong vấn đề đó bằng sự cố gắng trí lực. Với sự cố gắng của mình, học sinh sẽ giải quyếtđược vấn đề đặt ra. Khi giải quyết vấn đề, học sinh đạt được những tri thức và kĩ năng mới. Tính“có vấn đề” được phản ánh trong mối quan hệ biện chứng giữa chủ thể cá nhân học sinh với tìnhhuống phải giải quyết. Với học sinh này tình huống đặt ra có chứa đựng vấn đề, nhưng với học sinhkhác thì nó lại quá dễ “không vấn đề gì”. Có loại bài tập, khi học sinh gặp nó lần đầu tiên thì sẽthấy “có vấn đề” nhưng sau đó việc giải bài tập dạng này sẽ “không còn là vấn đề nữa”. Do đặc điểm của học sinh tiểu học, các vấn đề được hướng tới là những vấn đề đơn giản(để giải quyết nó không cần tới một quá trình suy luận dài, phức tạp). Phần lớn các vấn đề đượcphát hiện và giải quyết trên cơ sở dựa vào trực quan (thông qua quan sát các số, các hình ảnh thực,thông qua việc thử nghiệm với các trường hợp cụ thể để rút ra các kết luận khái quát). Trong quátrình dạy học hình thành một đơn vị kiến thức, kĩ năng nào đó, chúng ta quan tâm tới 3 giai đoạn: Trước khi dạy: Cần chuẩn bị các kiến thức gần gũi, cần thiết cho học sinh, xây dựng cáctình huống, xác định đối tượng học sinh và cách thức tổ chức dạy học, chuẩn bị các phương tiệnđồ dùng dạy học. Trong khi dạy: Tổ chức triển khai kế hoạch dạy học, xử lí các tình huống nảy sinh. Tổ chứctriển khai tình huống có vấn đề. Tổ chức hoạt động c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: