Danh mục

Tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh trường trung học cơ sở: nghiên cứu trường hợp tại Trường trung học cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 468.93 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày việc tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THCS nhằm hình thành phẩm chất và năng lực cho học sinh là một nội dung của triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh trường trung học cơ sở: nghiên cứu trường hợp tại Trường trung học cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CẦU GIẤY, HÀ NỘI Lê Kim Anh1Tóm tắt Tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THCS nhằm hình thành phẩm chất và năng lực cho học sinh là một nội dung của triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Thông qua sử dụng đa dạng, sáng tạo các phương thức tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh, Trường THCS Cầu Giấy đã đạt được sự hài lòng và kết quả nhất định từ đánh giá của giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh. Từ đó, nhà trường đã rút ra 05 bước tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THCS để đảm bảo hiệu quả tổ chức hoạt động này. Từ khoá: Hoạt động giáo dục trải nghiệm; Học sinh trung học cơ sở; Tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm; Hướng nghiệp.1. Mở đầu Căn cứ vào Chương trình giáo dục phổ thông hoạt động trải nghiệm và hoạt động trảinghiệm, hướng nghiệp (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), các trường phổ thông tiến hành tổ chứchoạt động trải nghiệm với tư cách là hoạt động giáo dục bắt buộc. Hoạt động trải nghiệm vàHoạt động trải nghiệm hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng,thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm cáccảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩnăng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấnđề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó,chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mớigóp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường vànghề nghiệp tương lai. Trong phạm vi nghiên cứu này, thống nhất sử dụng thuật ngữ hoạtđộng giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh.2. Tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp ở trường Trung học cơ sở Hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp góp phần hình thành, phát triển cácphẩm chất chủ yếu, năng lực chung và các năng lực đặc thù cho học sinh; nội dung hoạt1 Trường Trung học Cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 0912148947; Email: leanhgiaoduc@gmail.com.Phần 3: TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC... 545động được xây dựng dựa trên các mối quan hệ của cá nhân học sinh với bản thân, với xã hội,với tự nhiên và với nghề nghiệp. Ở cấp Trung học cơ sở, mục tiêu của hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệpgiúp học sinh củng cố thói quen tích cực, nền nếp trong học tập và sinh hoạt, hành vi giaotiếp ứng xử có văn hoá và tập trung hơn vào phát triển trách nhiệm cá nhân: trách nhiệm vớibản thân, trách nhiệm với gia đình, cộng đồng; hình thành các giá trị của cá nhân theo chuẩnmực chung của xã hội; hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong cuộc sống;biết tổ chức công việc một cách khoa học; có hứng thú, hiểu biết về một số lĩnh vực nghềnghiệp, có ý thức rèn luyện những phẩm chất cần thiết của người lao động và lập được kếhoạch học tập, rèn luyện phù hợp với định hướng nghề nghiệp khi kết thúc giai đoạn giáodục cơ bản [2]. Như vậy, ở cấp Trung học cơ sở, nội dung hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướngnghiệp tập trung hơn vào các hoạt động xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên và hoạt độnghướng nghiệp; đồng thời hoạt động hướng vào bản thân vẫn được tiếp tục triển khai để pháttriển các phẩm chất và năng lực của học sinh. Khi thiết kế chương trình và tổ chức hoạt độngtrải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THCS, các nhà trường cần chú ý bảo đảm tính chỉnhthể, sự nhất quán và phát triển liên tục qua các lớp, và bảo đảm tính mở, linh hoạt. Trong phạm vi nghiên cứu này, tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệpcho học sinhTHCS được quan niệm là quá trình nhà trường THCS thiết kế đa dạng cácphương thức tổ chức hoạt động giáo dục thực tiễn cùng với hoạt động dạy và học trong hoặc ngoàiphạm vi nhà trường nhằm phát triển, nâng cao các tố chất và tiềm năng của bản thân học sinh, nuôidưỡng ý thức sống tự lập, định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp trong tương lai, đồng thời cókhả năng quan tâm, chia sẻ tới những người xung quanh. Thông qua việc tham gia vào các hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp, họcsinh THCS được phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bảnthân. Học sinh chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động: từ thiết kếhoạt động đến chu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: