Danh mục

Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề 'nước' ở trung học cơ sở

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 576.97 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết dựa trên việc phân tích một số nội dung: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới, tầm quan trọng, phương thức và biện pháp nhằm triển khai hoạt động trải nghiệm sáng tạo...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề “nước” ở trung học cơ sởTẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 23/2018 185 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “NƯỚC” Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ Nguyễn Thị Thuần Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Chương trình giáo dục phổ thông mới đã ban hành, ngoài các môn học còn có nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Hoạt động “trải nghiệm sáng tạo” được xem là một trong những điểm nhấn của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay và là một ưu thế vượt trội để phát triển năng lực của học sinh. Bài báo dựa trên việc phân tích một số nội dung: hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới; tầm quan trọng, phương thức và biện pháp nhằm triển khai hoạt động trải nghiệm sáng tạo...; từ đó nghiên cứu đề xuất tổ chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh qua dạy học chủ đề “Nước” ở trường Trung học cơ sở nhằm bồi dưỡng cho học sinh ý thức trách nhiệm với cá nhân, xã hội và cộng đồng. Từ khoá: Chương trình; giáo dục phổ thông, trải nghiệm sáng tạo, nước. Nhận bài ngày 26.4.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 20.5.2018 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Thuần; Email: ntthuan@daihocthudo.edu.vn1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chương trình giáo dục phổ thông mới có 2 hoạt động giáo dục chính là: dạy họccác môn và trải nghiệm sáng tạo. Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST)là hình thành và bồi dưỡng cho học sinh (HS) các năng lực cần thiết, như năng lực giảiquyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo... Học sinh được trực tiếp thực hiện các hoạt độngtrong, ngoài nhà trường dưới sự hướng dẫn của giáo viên hoặc các nhà giáo dục. Quá trìnhHS hoạt động trong môi trường sẽ kích thích và phát triển sự sáng tạo của các em. Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội thời đại công nghệ 4.0, ngoài việc bồi dưỡng và hìnhthành năng lực, việc giáo dục trách nhiệm xã hội cho HS cũng là một điều hết sức cầnthiết. Vấn đề đặt ra ở đây là lựa chọn các chủ đề nào để có thể bồi dưỡng trách nhiệm xãhội cho HS thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học các môn khoahọc tự nhiên? Hiện nay, nhiều chủ đề mới đã được đưa vào trong trường học như: tiết kiệmnăng lượng, giảm khí thải cacbonic, sử dụng vật liệu tái sinh, sử dụng năng lượng mặt trời,cải thiện nguồn nước sinh hoạt, phòng chống AIDS...186 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Nước là chủ đề gần gũi, quen thuộc với đời sống, nhiều kiến thức có thể tích hợp dạyhọc trong chủ đề này, thiết kế được các nhiệm vụ phù hợp có nhiều cơ hội bồi dưỡng tráchnhiệm xã hội cho HS. Vì vậy, trong phạm vi của bài báo, nghiên cứu của chúng tôi quantâm đến việc dạy học chủ đề “Nước” thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh ởtrường Trung học cơ sở.2. NỘI DUNG2.1. Mục tiêu, tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm sáng tạo Theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hànhchính thức ngày 18.7.2017), thì khi tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo, HS được trựctiếp thực hiện các hoạt động trong và ngoài nhà trường dưới sự hướng dẫn của giáo viênhoặc nhà giáo dục. Quá trình hoạt động trong môi trường cuộc sống sẽ kích thích và pháttriển sự sáng tạo cho HS, HS sẽ tự học qua trải nghiệm để hình thành, phát triển năng lựccho chính mình. Như thế, mục tiêu của HĐTNST là nhằm hình thành và phát triển phẩm chất nhâncách, các năng lực tâm lí, xã hội..., giúp học sinh tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như pháthuy tiềm năng sáng tạo cá nhân, làm tiền đề để mỗi cá nhân tạo dựng nền tảng tri thức, sựnghiệp và cuộc sống hạnh phúc sau này. Ở giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9),chương trình HĐTNST tập trung vào việc hình thành các phẩm chất nhân cách, những thóiquen, kĩ năng sống cơ bản như: tích cực tham gia, kiến thiết và tổ chức các hoạt động; biếtcách sống tích cực, khám phá bản thân, điều chỉnh bản thân; biết cách tổ chức cuộc sốngvà biết làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm. Đặc biệt, ở giai đoạn này, mỗi học sinh cũngbắt đầu xác định được năng lực, sở trường, và chuẩn bị một số năng lực cơ bản cho ngườilao động tương lai và người công dân có trách nhiệm. Ở bậc THCS, HĐTNST nhằm hình thành lối sống tích cực, biết cách hoàn thiện bảnthân, biết tổ chức cuộc sống cá nhân, biết làm việc có kế hoạch, tinh thần hợp tác, có tráchnhiệm, có ý thức công dân... và tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Nội dungHĐTNST gắn bó với đời sống, địa phương, cộng đồng, đất nước và dễ vận dụng vào thựctế; được tích hợp từ nhiều lĩnh vực giáo dục, môn học và thiết kế thành các chủ đề mangtính chất mở và tương đối độc lập với nhau để học sinh và nhà trường lựa chọn, tổ chứcthực hiện một cách phù hợp, hiệu q ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: