Danh mục

Tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên theo hướng tiếp cận năng lực

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 306.88 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết giới thiệu một số phương pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên (SV) theo hướng TCNL nhằm tăng cường tính tích cực học tập; hình thành, phát triển các NL cho SV góp phần nâng cao chất lượng DH và chất lượng đào tạo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên theo hướng tiếp cận năng lực TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CHO SINH VIÊN THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC NGUYỄN THANH BÌNH Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Dạy học ở đại học theo hướng tiếp cận năng lực (TCNL) là quan điểm dạy học (DH) mới và là một xu thế tất yếu của xã hội hiện đại nhằm phát triển năng lực (NL) cho người học. Trong nghiên cứu này, chúng tôi giới thiệu một số phương pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên (SV) theo hướng TCNL nhằm tăng cường tính tích cực học tập; hình thành, phát triển các NL cho SV góp phần nâng cao chất lượng DH và chất lượng đào tạo. Từ khóa: hoạt động tự học, tiếp cận năng lực.1. ĐẶT VẤN ĐỀ TCNL trong giáo dục và đào tạo là cách tiếp cận mới đang được quan tâm và vậndụng ở nước ta bởi đây là cách tiếp cận mà nhiều nhà khoa học cho rằng sẽ đáp ứng vớinhu cầu phát triển của xã hội nhằm đào tạo những con người có chuyên môn, nghiệp vụvững vàng, chuyên sâu; có kỹ năng (KN) thực hành thành thạo và có thái độ, tinh thầntrách nhiệm cao với công việc của mình [1]. Mô hình đào tạo theo học chế tín chỉ (HCTC) đòi hỏi SV phải có khả năng tự học, tựnghiên cứu. Khi áp dụng mô hình này, có rất nhiều thay đổi trong cách kiểm tra, đánh giátrong phương pháp dạy và học. Vì thế, để có hiệu quả học tốt, SV cần có phương pháp họctập hợp lý để thích ứng với thay đổi đó, đặc biệt là phải có kế hoạch học tập khoa học, hiệuquả. Việc tự học, tự nghiên cứu là công việc mới mẻ và phức tạp với họ. Thực tế, nhiều SVchưa có thói quen lập kế hoạch học tập cho bản thân, chưa có phương pháp lập kế hoạchhọc tốt. Một số đã lập kế hoạch học tập nhưng chưa đạt kết quả như mong muốn. Điều nàyảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của SV. Vì vậy, cần có sự hỗ trợ của GV về phươngpháp tự học và tổ chức tự học cho SV một cách thường xuyên theo hướng TCNL nhằmgiúp SV có NL tự học và nâng cao hiệu quả hoạt động học tập của mình.2. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CHO SINH VIÊN THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC Tổ chức và hướng dẫn có hiệu quả cho SV trong hoạt động tự học là một côngviệc có tầm quan trọng đặc biệt của GV. Một mặt vừa giúp SV tiếp cận, khai thác cóhiệu quả nguồn học liệu có được. Mặt khác đảm bảo cho SV có được sự hướng dẫnđúng đắn và kịp thời trong hoạt động để đạt được mục tiêu tự học. Để làm tốt việc tổchức, hướng dẫn SV tự học theo hướng TCNL, GV phải bồi dưỡng cho SV một số KNtự học sau đây: * KN tiếp cận thu thập và xử lý thông tin - KN này giúp SV tích cực sưu tầm, tìm kiếm tài liệu để khai thác thông tin phùhợp phục vụ cho việc giải quyết nhiệm vụ được giao. Điều này góp phần tạo ra hiệu quảtự học. 36KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 - Cách thực hiện: + Bước 1: GV hướng dẫn SV nghiên cứu danh mục tài liệu tham khảo: GV giớithiệu các danh mục tài liệu tham khảo cho SV, SV nghiên cứu danh mục tài liệu thamkhảo và tìm kiếm tất cả các tài liệu đã cho ở thư viện, nhà sách, các tủ sách, internet...đọc lướt và sau đó cho ý kiến về sự thêm, bớt tài liệu trong danh mục này. Trong quá trình tìm kiếm SV gặp ít khó khăn như trở ngại trong việc tra cứu thưmục ở thư viện, vấn đề sử dụng máy tra cứu tài liệu... SV thường phân công nhau tìm vàđọc tài liệu sau đó trao đổi ý kiến và cách tìm kiếm, khai thác nguồn tài liệu. Biện phápnày giúp SV rèn luyện KN tìm kiếm tài liệu từ các nguồn khác nhau, KN đọc lướt, KNgiao tiếp, KN làm việc nhóm... + Bước 2: SV tích cực nghiên cứu những tài liệu liên quan khác: bên cạnh nhữngtài liệu mà GV giới thiệu từ trước, đến mỗi chương, mỗi bài, mỗi tình huống dạy học,GV lại giới thiệu thêm một số tài liệu tham khảo đặc trưng. + Bước 3: GV hướng dẫn sử dụng hiệu quả nguồn thông tin vào bài học trên lớpkhi thực hiện nhiệm vụ nhận thức như: phân tích KN hay giải quyết các tình huống bàitập, SV phải huy động khai thác thông tin nhằm giúp SV cảm thấy hứng thú khi nguồnthông tin các em khai thác được ứng dụng hiệu quả. Điều này kích thích SV có hứng thútrong việc tìm tòi thông tin và tự học hiệu quả. + Bước 4: GV tổ chức cho SV tham gia giải quyết các tình huống bài tập: Đây làbiện pháp đòi hỏi SV phải rất tích cực trong việc tìm tòi và khai thác thông tin từ nhiềunguồn, nhiều lĩnh vực khác nhau để phục vụ cho việc giải quyết tình huống, các bài tập. * KN thảo luận và làm việc nhóm - GV tổ chức cho SV tự học thông qua thảo luận, làm việc nhóm là hình thức tổchức cho SV tự học qua việc tranh thủ ý kiến của nhóm, của cả lớp để khách quan hoákiến thức, KN, nguyên tắc và phương pháp học tập [2]. Với biện pháp này, SV tự họcmột cách mềm mại, linh hoạt, không cứng nhắc, máy móc. Biện pháp này giúp SV cóthông tin đa chiều, biết chọn lọc và xử lý thông tin hợp lý đặc biệt là SV biết làm việctrong tương tác với SV khác, là tiền đề cho thực tiễn giảng dạy sau này. - Cách thực hiện: + Bước 1: GV thực hiện giảng dạy và đưa ra những “tình huống có vấn đề” phùhợp với mục tiêu bài học, môn học. + Bước 2: GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm để SV nhóm cùng nhau giải quyết.GV khuyến khích và động viên SV tích cực hợp tác cùng nhau để giải quyết nhiệm vụ.SV các nhóm có thể tham khảo ý kiến của nhau để nguồn thu thông tin thêm đa dạng vàgiải quyết tình huống khách quan hơn. + Bước 3: GV tổ chức, hỗ trợ và kiểm soát công việc thảo luận của SV, tạo điềukiện cho SV chia sẻ, trao đổi, thảo luận để thống nhất ý kiến. SV tranh thủ sự giúp đỡcủa GV để làm việc tích cực, sáng tạo và hiệu quả. 37TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 + Bước 4: GV tổ ch ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: