Danh mục

Tổ hợp bất lợi của gió mùa Tây Nam và thủy triều đến an toàn đê biển Tây Nam Bộ vào ngày 3 tháng 8 năm 2019

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 5.64 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nước dâng do gió mùa ảnh hưởng đến an toàn của các công trình ven biển, đặc biệt trong thời kỳ triều cường. Đầu tháng 8 năm 2019, đê biển ở khu vực ven biển huyện Trần Văn Thời bị sóng đánh tràn qua đê, gây sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an toàn đê, gây thiệt hại cho hàng chục nghìn ha lúa và cuộc sống của hàng chục nghìn hộ dân bị ảnh hưởng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổ hợp bất lợi của gió mùa Tây Nam và thủy triều đến an toàn đê biển Tây Nam Bộ vào ngày 3 tháng 8 năm 2019BÀI BÁO KHOA HỌC TỔ HỢP BẤT LỢI CỦA GIÓ MÙA TÂY NAM VÀ THỦY TRIỀU ĐẾN AN TOÀN ĐÊ BIỂN TÂY NAM BỘ VÀO NGÀY 3 THÁNG 8 NĂM 2019 Nguyễn Xuân Hiển1, Lê Đức Quyền1 Tóm tắt: Nước dâng do gió mùa ảnh hưởng đến an toàn của các công trình ven biển, đặc biệttrong thời kỳ triều cường. Đầu tháng 8 năm 2019, đê biển ở khu vực ven biển huyện Trần Văn Thờibị sóng đánh tràn qua đê, gây sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an toàn đê, gây thiệt hại cho hàngchục nghìn ha lúa và cuộc sống của hàng chục nghìn hộ dân bị ảnh hưởng. Mô hình số trị được ápdụng để tính toán và đánh giá đóng góp của nước dâng do gió mùa Tây - Nam, nước dâng do sóngvà thủy triều đến mực nước tổng cộng gây tràn đê cho đói với các điểm ven biển ở khu vực biển TâyNam Bộ trong đợt gió mùa đầu tháng 8 năm 2019. Kết quả cho thấy, mực nước tổng cộng cao nhấttrong đợt gió mùa từ ngày 2 đến tháng 8 năm 2019 ở khu vực ven biển Tây Nam Bộ lên tới 2m.Trong đó nước dâng do gió mùa đóng góp từ 0,35 - 0,5m, nước dâng do sóng từ 0,1 - 0,25m, mựcnước triều là 1,3 - 1,6m. Mực nước biển dâng cao do các nguyên nhân trên kết hợp với sóng tại khuvực cao từ 2 - 2,5m là nguyên nhân chính gây tràn đê tại khu vực. Từ khóa: Nước dâng tổng cộng, nước dâng do gió mùa, nước dâng do sóng, chiều cao sóng, thủytriều. Ban Biên tập nhận bài: 12/05/2019 Ngày phản biện xong: 18/7/2019 Ngày đăng bài: 25/08/2019 1. Mở đầu Tại Việt Nam cũng đã có khá nhiều các nghiên Các nghiên cứu về nước dâng do gió mùa ít cứu liên quan đến nước dâng do gió mùa. Theođược quan tâm hơn so với nước dâng do bão vì Phạm Ngọc Ninh (2003), những đợt gió mùagió mùa gần như là hiện tượng xảy ra thường mạnh (cấp 6, 7) và kéo dài (2 - 3 ngày hoặc cácxuyên và mức dâng không lớn [1]. Tuy nhiên, đợt gió mùa liên tiếp) cũng gây nên nước dângnước dâng do gió mùa lại đặc biệt nguy hiểm nếu đáng kể, nước dâng do gió mùa thường có độ lớngió mùa với cường độ cao xảy ra trong thời kỳ trong khoảng từ 10 - 40 cm [1]. Phạm Văn Huấntriều cường. Chính vì vậy, tại một số quốc gia (2007) đã đánh giá dao động dâng rút mực nướctrên thế giới, nước dâng do gió mùa được đưa biển Đông trong hai trường gió mùa vào khoảngvào dự báo nghiệp vụ như Nhật Bản, Hoa Kỳ, vài chục cm [6]. Dựa trên kết quả phân tích trongNa Uy..., với quy trình được thiết lập 1 hoặc 2 nhiều năm tại các trạm quan trắc thủy triều,phiên dự báo trong một ngày tùy theo cường độ Hoàng Trung Thành (2011) nhận định rằng,của các đợt gió mùa. Thông tin về nước dâng do trong các đợt gió mùa mạnh, nước dâng do giógió mùa được phát cảnh báo kết hợp với những mùa có độ lớn từ 30 - 40 cm, nhưng nhìn chungngày có thủy triều cao [11-13]. là nhỏ hơn 50 cm [7]. Nguyễn Bá Thủy trong Khu vực biển Việt Nam, vào mùa đông chịu nghiên cứu về nước dâng dị thường (do gió mùa)tác động của gió mùa đông bắc và vào mùa hè là bằng mô hình số trị đã đánh giá rằng, phần lớngió mùa tây nam. Các trường gió đông bắc các đợt gió mùa gây nước dâng từ 20 đến 30 cm,thường có cường độ lớn và độ ổn định hoạt động các trường hợp nước dâng lớn hơn 40 cm thườngcao hơn so với các trường gió mùa tây nam [10]. xảy ra trong thời kỳ gió mùa mùa Đông (tháng1 Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi 10 và tháng 11) tại khu vực ven biển Đông Namkhí hậu Bộ [8].Email: nguyenxuanhien79@gmail.com Ngày 3 tháng 8 năm 2019, mực nước biển 1 TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN Số tháng 08 - 2019 BÀI BÁO KHOA HỌC dâng cao và sóng đã tràn qua tuyến đê phòng hộ Mạch được sử dụng để tính toán thủy triều và ven biển thuộc xã Khánh Bình Tây, huyện Trần nước dâng do gió. Đây là thủy động lực hai chiều Văn Thời (Cà Mau), gây sạt lở thân đê một đoạn áp dụng phương pháp phần tử hữu hạn, lưới phi dài trên 300m. Nhiều đoạn đê khác trên tuyến đê cấu trúc có tính linh hoạt cao, rất phù hợp để áp biển Tây Nam Bộ cũng bị sạt lở nghiêm trọng. dụng cho các khu vực cửa sông ven biển. Mô Đây là hiện tượng bất thường tại khu vực gây hình MIKE 21 SW được sử dụng để tính toán thiệt hại cho hàng chục nghìn ha lúa và cuộc trường sóng, mô hình này dựa trên nguyên tắc sống của hàng chục nghìn hộ dân bị ảnh hưởng. các sóng được mô tả bằng phổ mật độ của tác Nhằm đánh giá nguyên nhân gây ra hiện tượng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: