Tội ác chiến tranh 4Chúng tôi nghe tiếng kêu lớn bằng tiếng Anh và tiếng Đức, lặp lại nhiều lần: “Xin chào, xin chào. Các bạn đã được tự do. Chúng tôi là lính Anh đến để giải cứu các bạn. Lời nói này vẫn còn vang vọng trong tai tôi. – Hadassah Rosensaft, người tù tại Bergen-Belsen. Phóng viên đài BBC Richard Dimbleby miêu tả quang cảnh các binh sĩ Anh chứng kiến tại Belsen: Trên khoảnh đất rộng hơn một mẫu Anh nằm la liệt những người chết và những người đang hấp hối. Bạn không thể phân...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tội ác chiến tranh 4 Tội ác chiến tranh 4Chúng tôi nghe tiếng kêu lớn bằng tiếng Anh và tiếng Đức, lặp lại nhiều lần: “Xinchào, xin chào. Các bạn đã được tự do. Chúng tôi là lính Anh đến để giải cứu cácbạn. Lời nói này vẫn còn vang vọng trong tai tôi. – Hadassah Rosensaft, người tùtại Bergen-Belsen.Phóng viên đài BBC Richard Dimbleby miêu tả quang cảnh các binh sĩ Anh chứngkiến tại Belsen:Trên khoảnh đất rộng hơn một mẫu Anh nằm la liệt những người chết và nhữngngười đang hấp hối. Bạn không thể phân biệt được điều gì… Người sống sót nằmgối đầu trên những xác chết, xung quanh họ là đoàn diễu hành ma quái với nhữngthân người hốc hác, rũ liệt đi thất thểu không phương hướng, không biết làm gì màcũng không còn chút hi vọng nào cho cuộc sống, họ không còn sức để tránh bạn,cũng không thể nhìn thấy gì chung quanh... Những đứa trẻ chào đời ở đây, nhữngsinh linh bé bỏng này với hình hài quắt queo làm sao mà sống nổi... Một người mẹmất trí, gào thét khi thấy người lính Anh đưa cho mình bình sữa để cho con bú, vộiném vào tay người này một cái bọc tí xíu... Khi tháo bọc ra, người lính mới biếtđứa bé đã chết từ lúc nào.Cái ngày tôi đặt chân đến Belsen là ngày khủng khiếp nhất đời tôi.II.Đề kháng và những người giải cứu nạn nhânNgười Do TháiDo có tổ chức và do sức mạnh quân sự áp đảo của Đức Quốc Xã và những ngườiủng hộ, ít có người Do Thái và những nạn nhân Holocaust có thể chống lại các vụtàn sát. Tuy vậy vẫn xảy ra nhiều trường hợp các nạn nhân cố chống trả dưới cáchình thức khác nhau, cũng có hơn một trăm vụ nổi dậy có vũ trang của người DoThái.Cuộc nổi dậy ở Ghetto Warsaw.Trường hợp điển hình là sự đề kháng có tổ chứccủa người Do Thái trong vụ nổi dậy tại khu biệt cư Warszawa, xảy ra từ tháng 4kéo dài đến tháng 5 năm 1943, khi lần trục xuất cuối cùng khỏi khu biệt cư đếntrại tử thần sắp tiến hành, chiến binh thuộc hai tổ chức kháng chiến của người DoThái ZOB và ZZW nổi dậy chống lại Quốc Xã. Hầu hết đều bị giết chết, chỉ cònmột ít sống sót sau chiến tranh sang định cư tại Israel. Cũng có những cuộc nổidậy tại các khu biệt cư khác, và tất cả đều thất bại trước sức mạnh quân sự củangười Đức.Có những cố gắng chống trả nổ ra trong ba trại hành quyết. Tháng 8 năm 1943,một cuộc nổi dậy bùng phát trong trại hành quyết Treblinka. Nhiều tòa nhà bịthiêu rụi, 70 tù nhân trốn thoát nhưng có 1.500 người khác bị giết chết. Các vụhành quyết bằng hơi độc bị gián đoạn trong một tháng. Tháng 10 năm 1943, mộtcuộc nổi dậy khác xảy ra tại trại hành quyết Sobibór, lần này thành công hơn với11 lính SS và một số lính canh Ukraina thiệt mạng, khoảng 300 trong số 600người tù trốn thoát, 50 người trong số họ sống sót sau chiến tranh. Cuộc đào thoátđã buộc Quốc Xã phải đóng cửa trại. Ngày 7 tháng 10 năm 1944, nhữngSonderkommando người Do Thái (những tù nhân bị giam riêng cách ly với trạichính và bị buộc làm việc tại các phòng hơi ngạt và các lò thiêu xác) tại Auschwitztổ chức nổi dậy. Các nữ tù đánh cắp thuốc nổ từ một xưởng vũ khí; nhờ đó, họ pháhủy một phần lò thiêu xác số 4 bằng chất nổ, và tổ chức một cuộc đào thoát tập thểnhưng tất cả 250 người đều bị giết.Yehuda Bauer và các sử gia khác lập luận rằng sự đề kháng không chỉ là nhữngphản kháng bạo động, mà còn là bất cứ hành động nào nhằm giành lại nhân phẩmvà tính nhân bản cho người Do Thái, cưỡng chống lại sự lăng mạ và các điều kiệnsống vô nhân đạo.Trong mỗi khu biệt cư, trên mỗi chuyến xe lửa chở người bị trục xuất, trong mỗitrại lao động, tinh thần đề kháng luôn mạnh mẽ, thể hiện dưới nhiều hình thức. Cóthể thấy người ta chiến đấu với số vũ khí ít ỏi, sự kháng cự của mỗi cá nhân, sựcan đảm thể hiện trong việc tìm kiếm thức ăn và nước uống dù phải trả giá bằngmạng sống, lòng kiêu hãnh khi không cho phép người Đức hả hê vì chứng kiến sựkinh hãi khiếp đảm của nạn nhân. Ngay cả thái độ thụ động cũng là một hình thứcphản kháng. Chết với nhân phẩm cũng là một sự đề kháng. Không chịu để suy sụptinh thần, chống lại sự đối xử tàn bạo, không chịu tự hạ thấp mình để sống như thúvật, dù phải chịu tra tấn, để có thể sống lâu hơn kẻ tra trấn mình… Chỉ đơn giảncòn sống sót đã là một chiến thắng cho tinh thần bất khuất của con người.”– Martin Gilbert. The Holocaust: The Jewish Tragedy.Tại Ba Lan và những vùng bị chiếm đóng của Liên Xô, hàng ngàn người Do Tháiẩn trốn trong rừng và các khu đầm lầy, rồi tìm cách gia nhập lực lượng khángchiến mặc dù không phải lúc nào họ cũng được chào đón tại đây. Ở Lithuania vàBelarus, khu vực có đông dân cư Do Thái, cũng là nơi thích hợp cho các vụ độtkích, kháng chiến quân Do Thái đã giải thoát hàng ngàn người Do Thái khỏi bị sáthại. Song, dân Do Thái ở các thành phố như Budapest đã không làm được điềunày. Tuy nhiên, tại Amsterdam, và những vùng khác ở Hà Lan, nhiều người DoThái hoạt động tích cực trong lực lượng kháng chiến Hà Lan.Gia nhập lực lượngkháng chiến là chọn lựa chỉ dành c ...