Danh mục

Tối ưu hoá điều kiện lên men khô đậu nành và đánh giá hình thái học mô ruột khi sử dụng khô đậu nành để thay thế bột cá ở thức ăn tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 653.03 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu lên men bán rắn khô đậu nành bằng chủng vi khuẩn Bacillus subtilis B3, được phân lập từ hệ tiêu hoá của tôm, nhằm tạo ra sản phẩm lên men từ đậu nành giúp thay thế bột cá và đánh giá ảnh hưởng của sản phẩm khi sử dụng làm thức ăn cho tôm thẻ chân trắng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tối ưu hoá điều kiện lên men khô đậu nành và đánh giá hình thái học mô ruột khi sử dụng khô đậu nành để thay thế bột cá ở thức ăn tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II TỐI ƯU HOÁ ĐIỀU KIỆN LÊN MEN KHÔ ĐẬU NÀNH VÀ ĐÁNH GIÁ HÌNH THÁI HỌC MÔ RUỘT KHI SỬ DỤNG KHÔ ĐẬU NÀNH ĐỂ THAY THẾ BỘT CÁ Ở THỨC ĂN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei) Nguyễn Thành Trung1*, Nguyễn Văn Nguyện1, Trần Văn Khanh1, Lê Hoàng1, Đinh Thị Mến1, Nguyễn Thị Thu Hiền1, Trần Thị Hồng Ngọc1, Lê Thị Ngọc Bích1, Võ Thị Cẩm Tiên1, Nguyễn Thị Ngọc Tĩnh1 TÓM TẮT Nghiên cứu lên men bán rắn khô đậu nành bằng chủng vi khuẩn Bacillus subtilis B3, được phân lập từ hệ tiêu hoá của tôm, nhằm tạo ra sản phẩm lên men từ đậu nành giúp thay thế bột cá và đánh giá ảnh hưởng của sản phẩm khi sử dụng làm thức ăn cho tôm thẻ chân trắng. Thông số tối ưu quá trình lên men bán rắn trên sản phẩm khô đậu nành và khô đậu nành tách kháng dinh dưỡng với Bacillus subtilis B3 được xác định tại nhiệt độ 37oC, pH 6,5, độ ẩm 50%, độ dày nguyên liệu 4cm. Sản phẩm đậu nành sau khi lên men (FSBM) gia tăng protein thô 14% so với khô đậu nành(SBM) ban đầu và đậu nành tách kháng dinh dưỡng thủy phân (FSBMex) tăng protein thô 26% (so với SBM) hay 7,5% (so với đậu nành tách kháng dinh dưỡng - SBMex). Protein kháng dinh dưỡng trong đậu nành gồm conglycinin và glycinin đã được thủy phân, có thể do vi khuẩn Bacillus subtilis B3 tiết ra enzyme protease ngoại bào có hoạt tính mạnh. Nguyên liệu khô đậu nành lên men khi thay thế bột cá đến mức 40% cho thấy không có ảnh hưởng đến hình thái ruột về độ dài và khoảng cách tơ ruột so với thức ăn bột cá (FM), và ở nguyên liệu khô đậu nành tách kháng dinh dưỡng lên men khi thay thế đến mức 60% có hình thái tương tự thức ăn bột cá. Các ảnh hưởng của thức ăn chứa đậu nành lên men lên hình thái ruột có thể do đậu nành đã thủy phân được protein kháng dinh dưỡng trong đậu nành conglycinin và glycinin hoặc do trong thức ăn vẫn còn chứa probiotic từ sản phẩm đậu nành lên men. Từ khóa: khô đậu nành, kháng dinh dưỡng, lên men bán rắn, Bacillus subtilis, conglycinin, glycinin, hình thái ruột, điện di (SDS-PAGE), tôm thẻ chân trắng. I. GIỚI THIỆU rất nhiều các nghiên cứu được tiến hành trong Nguồn nguyên liệu bột cá chiếm tỉ lệ cao những năm qua nhằm thay thế protein bột cá trong khẩu phần thức ăn nuôi tôm và có ý nghĩa bằng nguồn protein thực vật trong thức ăn cho quan trọng đến chất lượng viên thức ăn. Bột cá cá (Akiyama, 1991; Watanabe và ctv., 1992; được xem là nguyên liệu chính yếu cho chất Hertrampf và Piedad-Pascual, 2000; Hardy, lượng thức ăn nuôi tôm. Thực tế cho thấy giá 2003; Nguyen và ctv., 2009; NRC, 2011), tôm bột cá tăng gấp 2,5 lần trong vòng 10 năm qua thẻ (Lim và Dominy, 1990; Shiu và ctv., 2015b) (2005-2015) (FAO, 2015), và được dự báo tiếp nhằm lựa chọn, xác định nguồn protein chất tục tăng cao trong những năm tiếp theo. Đã có lượng cao, tỷ lệ các amino acid cân đối, đầy đủ acid béo thiết yếu, có khả năng dẫn dụ. 1 Trung tâm công nghệ thức ăn và Sau thu hoạch thủy sản, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II. 2 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II. * Email: ng.ttrung@yahoo.com TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 11 - THÁNG 7/2018 43 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II Khô đậu nành là nguồn nguyên liệu protein ctv., 2013), sản phẩm Afcep (Gosen, Niigata, thực vật có giá trị, giá thành rẻ, có khả năng Nhật) được lên men từ B. subtilis. (Murashita và chủ động trong sản xuất. Đây là nguồn nguyên ctv., 2013), sản phẩm Soytide (CJ CheilJedang, liệu có hàm lượng protein cao, thành phần hóa Hàn quốc) lên men với vi khuẩn B. subtilis (Lim học của bột đậu nành khá ổn định. Hàm lượng và ctv., 2010; Azarm và Lee, 2014). protein thô phụ thuộc vào chất lượng của khô Đã có các nghiên cứu sử dụng đậu nành lên đậu nành và công nghệ xử lý (Hertrampf và men trên nhiều đối tượng nuôi như trong thức ăn Piedad-Pascual, 2000). Tuy nhiên, đậu nành chăn nuôi động vật trên cạn (Hirabayashi và ctv., chứa nhiều đặc điểm bất lợi do chứa các chất 1998; Feng và ctv., 2007), trên cá (Shimeno và kháng dưỡng, không cân đối hay thiết hụt các ctv., 1993; Yamamoto và ctv., 2010; Yamamoto acid amin, acid béo thiết yếu và kém dẫn dụ và ctv., 2012a; Rombenso và ctv., 2013; Azarm đối với động vật thủy sản nuôi (Francis và ctv., và Lee, 2014; Shiu và ctv., 2015a), trên cá lóc 2001). (Channa striata) có sử dụng khô đậu nành lên Khô đậu nành chứa các chất kháng dinh men không loại bỏ protein kháng dinh dưỡng dưỡng trong thức ăn ảnh hưởng đến các bệnh trong đậu nành khi thay thế 40% bột cá (Trần đường ruột và viêm ruột ở cá (Ingh và ctv., Thị Thanh Hiền và ctv., 2014), trên tôm thẻ chân 1991; Olli và Krogdahl, 1995; Knudsen và ctv., trắng (Shiu và ctv., 2015b; Nguyen Van Nguyen 2007; Knudsen và ctv., 2008; Matsunari và ctv., và ctv., 2018), kết quả cho thấy tăng trưởng tốt 2010; Yamamoto và ctv., 2010; Nguyen và ctv., hơn so với kho đậu nành không lên men. 2011; Chikwati và ctv., 2012; Yamamoto và ctv., Mặc dù nhiều nghiên cứu cho thấy việc 2012b; Krogdahl và ctv., 2015; Nguyen Thanh thay thế bột cá bằng khô đậu nành lên men cho Trung và ctv., 2016a; Nguyen Thanh Trung và một số đối tượng nuôi thủy sản và động vật ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: