Danh mục

Tóm tắt dự thảo Luận án Tiến sĩ Địa lí: Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông Lại Giang

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 758.28 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (28 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án với mục tiêu nhằm nghiên cứu và làm sáng tỏ các đặc điểm đặc trưng, sự phân hóa thiên nhiên đa dạng của lưu vực sông Lại Giang; xác lập cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu, đánh giá cảnh quan kết hợp với phân tích lưu vực, nhằm đề xuất các định hướng không gian cho khai thác, sử dụng hợp lý lãnh thổ. Mời các bạn cùng tham khảo.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt dự thảo Luận án Tiến sĩ Địa lí: Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông Lại Giang ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------- Nguyễn Thị Huyền NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ LÃNH THỔ LƯU VỰC SÔNG LẠI GIANG Chuyên ngành: Địa lý tự nhiên Mã số: 62.44.02.17 TÓM TẮT DỰ THẢO LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ Hà Nội, 2014 Luận án được hoàn thành tại Khoa Địa lý- Trường đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội Người hướng d n hoa học: 1. GS.TS. Trương Quang Hải 2. TS. Lương Thị Vân Phản biện 1: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .............................. Phản biện 2: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .............................. Phản biện 3: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .............................. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án tiến sĩ họp tại . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội 1 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Minh Nguyệt (2010), “Ảnh hưởng của điều iện tự nhiên đến sự hình thành lũ lưu vực sông Lại Giang”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Quy Nhơn, T4 (1), tr.109 – 119. 2. Nguyễn Thị Huyền (2010), “Hiện trạng và một số biện pháp phòng tránh tai biến lũ lụt, sạt lở đất trên lưu vực sông Lại Giang, Tuyển tập các báo cáo khoa học Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 5, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, tr 859 -866. 3. Phan Thái Lê, Lương Thị Vân, Nguyễn Thị Huyền (2010), “Vấn đề tài nguyên nước ở Bình Định”, Tuyển tập các báo cáo khoa học Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 5, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, tr 545 - 554 4. Nguyễn Thị Huyền, (2010), “Đánh giá tác động một số hoạt động inh tế xã hội của dân cư gây suy thoái tài nguyên môi trường ở lưu vực sông Lại Giang”, Tuyển tập báo cáo Hội nghị khoa học Địa lí - Địa chính, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 160 – 168. 5. Nguyễn Thị Huyền (2011), “Nghiên cứu hiện trạng phòng hộ đầu nguồn ở lưu vực Lại Giang và một số giải pháp bảo vệ” , Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ T 27 (4S), tr 83- 89 6. Lương Thị Vân, Nguyễn Thị Huyền (2012), “Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông Lại Giang”, Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 6, Huế, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, tr 441 - 448. 7. Nguyễn Thị Huyền, “Phân tích đa dạng cảnh quan phục vụ định hướng phát triển nông, lâm nghiệp ở lưu vực sông Lại Giang. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ VII, Thái Nguyên, tr 299 – 305. 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghiên cứu cảnh quan lưu vực sông (LVS) phục vụ quản lý, hai thác, SDHL các nguồn TNTN ngày càng được chú trọng và được xem là công cụ đắc lực để nâng cao hiệu quả sử dụng, điều phối và giải quyết các mâu thu n trong hai thác tài nguyên giữa các vùng, các hu vực thượng, trung, hạ lưu của LVS và với các vùng lãnh thổ hác. LVS Lại Giang là một LVS lớn thứ hai của tỉnh Bình Định. Diện tích toàn lưu vực 1683,27 m2, dân số ước tính năm 2010 hoảng 325.748 người. Là nơi tập trung há nhiều tiềm lực phát triển inh tế (KT) nông lâm nghiệp của tỉnh Bình Định. Tuy có nhiều tiềm năng, nhưng việc phát triển KT trong lưu vực còn há hạn chế. Dân cư vùng sâu còn gặp nhiều hó hăn, tỷ lệ nghèo đói cao. Phát triển inh tế - xã hội (KT – XH) không cân đối giữa các vùng trong lưu vực. Gần đây, hiện trạng sinh thái, MT trên LVS Lại đang có những diễn biến bất lợi như: lũ lụt với tần suất cao, cường độ lớn, xói mòn, sạt lở bờ sông xảy ra trên diện rộng, ...Gây tác động bất lợi đến sự phát triển của các ngành KT, để lại nhiều tổn thất to lớn hông chỉ trong lưu vực mà còn của cả tỉnh Bình Định. Do vậy, đề tài “Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông Lại Giang” là một việc làm hết sức cần thiết, có ý nghĩa cả về mặt khoa học và thực tiễn. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu - Nghiên cứu và làm sáng tỏ các đặc điểm đặc trưng, sự phân hóa thiên nhiên đa dạng của LVS Lại Giang. - Xác lập cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu, đánh giá cảnh quan kết hợp với phân tích lưu vực, nhằm đề xuất các định hướng không gian cho khai thác, sử dụng hợp lý (SDHL) lãnh thổ. 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan, hệ thống hóa có chọn lọc cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đánh giá cảnh quan (ĐGCQ) theo hướng SDHL lãnh thổ. Xác định cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu của luận án. - Phân tích các yếu tố thành tạo và đặc điểm, cấu trúc CQ nhằm phản ánh 3 quy luật phân hoá tự nhiên, phục vụ định hướng SDHL lãnh thổ. - Phân cấp phòng hộ đầu nguồn (PHĐN) trên cơ sở phân cấp xói mòn tiềm năng (XMTN) đất đai, ết hợp với phân tích ảnh hưởng của các hoạt động phát triển KT – XH đến tài nguyên và MT ở khu vực nghiên cứu. - Từ kết quả phân cấp PHĐN và ĐGCQ, đề xuất các định hướng khai thác, SDHL lãnh thổ theo đơn vị CQ và các tiểu vùng cảnh quan (TVCQ) LVS Lại. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Giới hạn về lãnh thổ nghiên cứu: Toàn bộ diện tích phần đất liền thuộc LVS Lại Giang với tổng diện tích 1683,27 km2. Không đề cập đến khu vực biển ven bờ. 3.2. Giới hạn về nội dung nghiên cứu: LVS Lại Giang có địa hình đồi, núi chiếm 80% DT, việc phát triển KT- XH trong lưu vực chủ yếu là phát triển nông, lâm nghiệp. Do vậy, đề tài chỉ tập trung đưa ra các định hướng SDHL lãnh thổ cho phát triển nông - lâm nghiệp trong lưu vực. 4. Những điểm mới của luận án - Luận án là công trình đầu tiên xác định được cấu trúc, sự phân hóa không gian cùng với việc thành lập bản đồ CQ LVS Lại với tỷ lệ 1:50.000. - Lần đầu tiên trên LVS Lại đã ứng dụng hướng liên ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: