Danh mục

Tóm tắt luận án tiến sĩ chuyên ngành Gây mê hồi sức: Nghiên cứu hiệu quả gây mê bằng Sevofluran qua mát thanh quản để tự thở trong phẫu thuật nội nhãn ở trẻ nhũ nhi có tiền sử sinh thiếu tháng

Số trang: 59      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.15 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (59 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của đề tài là đánh giá hiệu quả gây mê hô hấp bằng sevofluran qua mát thanh quản để tự thở trong phẫu thuật nội nhãn ở trẻ nhũ nhi có tiền sử sinh thiếu tháng; đánh giá ảnh hưởng lên tuần hoàn và một số tác dụng không mong muốn của phương pháp gây mê này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án tiến sĩ chuyên ngành Gây mê hồi sức: Nghiên cứu hiệu quả gây mê bằng Sevofluran qua mát thanh quản để tự thở trong phẫu thuật nội nhãn ở trẻ nhũ nhi có tiền sử sinh thiếu tháng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NGUYỄN ĐÌNH LUYẾN NGHI£N CøU HIÖU QU¶ G¢Y M£ B»NGSEVOFLURAN QUA M¸T THANH QU¶N §Ó Tù THëTRONG PHÉU THUËT NéI NH·N ë TRÎ NHò NHI Cã TIÒN Sö SINH THIÕU TH¸NG Chuyên ngành : Gây mê hồi sức Mã số : 62720121 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI – 2019 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘINgười hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Công Quyết ThắngPhản biện 1:Phản biện 2:Phản biện 3:Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trườnghọp tại Trường Đại học Y Hà Nội.Vào hồi giờ ngày tháng năm 2019Có thể tìm hiểu luận án tại - Thư viện Quốc gia - Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN LUẬN ÁN1. Nguyễn Đình Luyến, Công Quyết Thắng, Đỗ Văn Lợi, Trần Thị Kim Thư (2016). Đánh giá mối liên quan giữa EtCO2 và PaCO2 gây mê mask thanh quản trong phẫu thuật cắt dịch kính trẻ để non giai đoạn IV – V. Y học thực hành, số 1015, 25-28.2. Nguyễn Đình Luyến, Công Quyết Thắng (2018). Nghiên cứu hiệu quả thông khí đặt Mask thanh quản gây mê trong phẫu thuật cắt dịch kính bệnh võng mạc trẻ đẻ non giai đoạn IV – V. Y học Thực hành, 1075, 228-231.3. Nguyễn Đình Luyến (2019). Đánh giá những tác dụng không mong muốn của gây mê mask thanh quản cho phẫu thuật cắt dịch kính bệnh võng mạc trẻ sinh non giai đoạn IV-V. Tạp chí Y học Thực Hành. Số 4(1095), 47-51 ĐẶT VẤN ĐỀ Phương pháp gây mê có thể gây ra nguy cơ ức chế hô hấp, cothắt thanh phế quản và ảnh hưởng của thuốc giãn cơ sau mổ. Vì vậy,sử dụng phương pháp gây mê dựa trên thuốc mê bốc hơi nhưsevoflurran không dùng giãn cơ và opiod, để hạn chế các tác dụngkhông mong muốn là cần thiết. Sevofluran là thuốc mê bốc hơi đượcxem xét lựa chọn hàng đầu trong gây mê trẻ em, bởi đặc tính củachúng, có mùi dễ chịu, không gây kích thích đường thở, khởi mê,thoát mê nhanh, huyết động ổn định. Ở trẻ tiền sử sinh thiếu tháng có các tổn thương mạn tính hệ hôhấp, xảy ra các mức độ trầm trọng khác nhau, trong đó có tăng kíchthích hệ thống đường thở. Mát thanh quản (MTQ) đặt vào ngã ba hầuhọng, không xâm lấn vào khí quản, rất ít gây kích thích đường hô hấptrên và dưới. Như vậy, MTQ có thể rất thích hợp để kiểm soát hôhấp, gây mê cho trẻ có tiền sử sinh thiếu tháng, có hoặc không cóbệnh phổi mạn tính, hoặc bị tăng kích thích đường thở. Mát thanhquản sử dụng dễ dàng, tỷ lệ đặt thành công trên 90%, kiểm soát hô hấptốt, ít các tác dụng không mong muốn trong, sau mổ và không làm tăngnhãn áp cho phẫu thuật nhãn khoa. Thông khí tự thở qua mát thanh quản, áp lực đường thở được duytrì ở mức thấp, không gây dò rỉ khí vào dạ dày. Đặc biệt, ở trẻ em cuffcủa mát thanh quản nhỏ, dễ bị di lệch, thực quản ngắn hơn, khi áp lựcđường thở tăng dễ đẩy khí vào dạ dày làm tăng áp lực ổ bụng. Đồngthời, áp lực đường thở tăng làm tăng kích thích hệ thống hô hấp có tổnthương mãn tính ở trẻ sinh thiếu tháng, làm gia tăng nguy cơ các tácdụng không mong muốn sau mổ như co thắt thanh quản và phế quản.Trên thế giới đã có một số nghiên cứu, gây mê bằng thuốc mêsevoflurran, cho tự thở qua mát thanh quản, ở trẻ sinh đủ tháng và trẻsinh thiếu tháng, an toàn và hiệu quả. Tại Việt Nam chưa có nghiêncứu nào gây mê bằng sevofluran để tự thở qua MTQ cho trẻ có tiềnsử sinh thiếu tháng, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu với haimục tiêu:1. Đánh giá hiệu quả gây mê hô hấp bằng sevofluran qua mát thanh quản để tự thở trong phẫu thuật nội nhãn ở trẻ nhũ nhi có tiền sử sinh thiếu tháng.2. Đánh giá ảnh hưởng lên tuần hoàn và một số tác dụng không mong muốn của phương pháp gây mê này. - Từ kết quả nghiên cứu thu được đề xuất qui trình kỹ thuật gâymê bằng sevofluran để tự thở qua mát thanh quản cho trẻ nhũ nhi cóhoặc không có tiền sử sinh thiếu tháng Ý nghĩa khoa học của đề tài - Thuốc mê sevofluran là thuốc mê bốc hơi được sử dụng rộngrãi ở người lớn và trẻ em, khởi mê nhanh để đặt mát thanh quản vànội khí quản không cần dùng giãn cơ, duy trì mê tốt cho các loạiphẫu thuật, ít ảnh hưởng tới huyết động - MTQ là dụng kiểm soát hô hấp dễ sử dụng có hiệu quả nhưcác loại ống thở khác, tỷ lệ đặt thành công lần đầu trên 90%, ít xảy ranhững tác dụng không mong muốn - Đây là đề tài đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về hiệu quả gâymê bằng sevofluran để tự thở qua mát thanh quản phẫu thuật bệnhnội nhãn ở trẻ nhũ nhi có tiền sử sinh thiếu tháng, một loại bệnh kháhay gặp. Do vậy, đề tài này không chỉ có tính cần thiết, có cơ sở khoahọc, có tính mới, không trùng lặp với đề tài nào khác mà còn có ýnghĩa thực tiễn cho gây mê phẫu thuật mắt - Kết quả nghiên cứu không những làm sáng tỏ các luận cứ lýthuyết mà còn giúp cho các thầy thuốc lâm sàng thực hành kỹ thuậtgây mê mới - Đóng góp của luận án gây mê sử dụng sevofluran để tự thởqua mát thanh quản, là phương pháp dễ sử dụng, kiểm soát hô hấptốt, ít ảnh hưởng đến huyết động. Khởi mê và thoát mê nhanh, theodõi sau mổ ngắn, mở ra hướng đi mới trong kỹ thuật kiểm soát đườngthở, đặc biệt cho đối tượng trẻ em, trẻ nhũ nhi và sơ sinh là nhữngbệnh nhân khá khó khăn khi đặt nội khí quản.Cấu trúc của luận án Luận án gồm 128 trang, phần đặt vấn đề 2 trang, luận án có 4chương: chương 1- tổng quan tài liệu 33 trang; Đối tượng và phươngpháp nghiên cứu: 16 trang; Chương 3- kết quả nghiên cứu: 33 trang;Chương 4- bàn luận: 39 trang, kết luận và kiến nghị 4 trang, hạn chếđề tài 1 trang. Trong luận án có 23 bảng, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: