Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công nghệ dệt, may: Nghiên cứu xử lý kháng khuẩn cho vải viscose bằng nano bạc tổng hợp xanh và fibroin tơ tằm
Số trang: 27
Loại file: pdf
Dung lượng: 852.43 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Nghiên cứu xử lý kháng khuẩn cho vải viscose bằng nano bạc tổng hợp xanh và fibroin tơ tằm" là nhằm tổng hợp được AgNPs bằng phương pháp hóa học xanh sử dụng dịch chiết quả Bồ hòn, lá Huyết dụ; Xử lý kháng khuẩn cho vải viscose bằng AgNPs tổng hợp được; Nâng cao độ bền kháng khuẩn của vải viscose có chứa AgNPs bằng fibroin tơ tằm (Fib).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công nghệ dệt, may: Nghiên cứu xử lý kháng khuẩn cho vải viscose bằng nano bạc tổng hợp xanh và fibroin tơ tằm BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Võ Thị Lan Hương NGHIÊN CỨU XỬ LÝ KHÁNG KHUẨN CHO VẢI VISCOSEBẰNG NANO BẠC TỔNG HỢP XANH VÀ FIBROIN TƠ TẰM Ngành: Công nghệ dệt, may Mã số: 9540204TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG NGHỆ DỆT, MAY Hà Nội - 2022 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Ngọc Thắng Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3:Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩcấp Trường họp tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Vào hồi …….. giờ, ngày ….. tháng ….. năm ………Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1. Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường ĐHBK Hà Nội 2. Thư viện Quốc gia Việt Nam A. THÔNG TIN CHUNG VỀ LUẬN ÁN1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, vật liệu dệt kháng khuẩn đang thu hútđược sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và các doanh nghiệp dệtmay. Nhiều chất kháng khuẩn mới, xơ chức năng mới và công nghệnano đã và đang được nghiên cứu, ứng dụng cho vật liệu dệt để tạo racác sản phẩm ưu việt hơn. Sự phát triển của khoa học công nghệ ngàynay không chỉ góp phần tạo ra những sản phẩm đáp ứng hiệu quảkháng khuẩn tốt mà còn đòi hỏi phải đáp ứng tính sinh thái, an toàn đốivới con người và môi trường. Do đó, hướng nghiên cứu và phát triểncác vật liệu dệt kháng khuẩn theo xu thế bền vững, sử dụng nguồnnguyên liệu dễ tái sinh, thân thiện với môi trường ngày càng được chútrọng. Vật liệu dệt được xử lý kháng khuẩn thường là các loại vật liệu cónhiều tính chất quý, phạm vi sử dụng rộng rãi nhưng lại dễ bị tổn hạibởi vi khuẩn, nấm mốc. Vải viscose là một trong số các vải từ cellulosetái sinh có nhiều ưu điểm như khả năng hút ẩm tốt, mềm mại, thôngthoáng nhưng dễ bị vi khuẩn tấn công do có cấu trúc xốp, có khả nănggiữ nước, oxi tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển.Sự sinh trưởng của vi khuẩn trên vải không những gây khó chịu chongười mặc như gây mùi, kích ứng da mà còn ảnh hưởng đến chấtlượng vật liệu như bị thay đổi màu sắc, tính chất cơ học của vải và đặcbiệt có thể là nguyên nhân dẫn đến lây truyền bệnh tật. Vì vậy, xử lýkháng khuẩn cho vải viscose là cần thiết để nâng cao giá trị và mở rộngphạm vi sử dụng cho vật liệu này. Để xử lý kháng khuẩn cho vảiviscose có thể sử dụng các hợp chất kháng khuẩn như chitosan,triclosan, các hợp chất từ thực vật, các hợp chất polymer chứa amonibậc 4, nano kim loại, oxit kim loại… Trong số đó, AgNPs được biếtđến với khả năng diệt được nhiều chủng vi khuẩn và nấm mốc khácnhau. Do có tính chất ưu việt như vậy nên đã có nhiều công trìnhnghiên cứu và ứng dụng AgNPs để xử lý kháng khuẩn cho vật liệu dệtnói chung và cho viscose nói riêng. Các nghiên cứu thường được thựchiện theo hai hướng: tổng hợp AgNPs trực tiếp trên vật liệu dệt hoặctổng hợp AgNPs trước và xử lý cho vật liệu sau. Do khó kiểm soátlượng AgNPs đưa lên vải cũng như ảnh hưởng của các chất phản ứngđến tính chất của vải nên hướng tổng hợp trực tiếp ít được nghiên cứuhơn. 1 Việc tổng hợp AgNPs trước khi xử lý cho vật liệu dệt có thể thựchiện bằng phương pháp “top-down” (nổ điện, ăn mòn laze, nghiền cơhọc...) hoặc phương pháp “bottom-up” (ngưng tụ nguyên tử, sol-gel...).Hầu hết các phương pháp này đều có ít nhiều hạn chế, hoặc phải sửdụng các trang thiết bị hiện đại, phức tạp, hoặc phải dùng các hóa chấtđắt tiền, không thân thiện với môi trường. Gần đây, phương pháp tổnghợp AgNPs theo con đường hóa học xanh đang được tập trung nghiêncứu và ứng dụng. Theo phương pháp này, các hoạt chất có trong dịchchiết từ thực vật, tảo, vi khuẩn, nấm, men được sử dụng để làm tácnhân khử và chất ổn định các hạt nano bạc. Các hoạt chất có trong dịchchiết từ thực vật có thể đóng vai trò là chất khử và chất ổn định hạtnano bạc thường là polyphenol, alkaloid, axit béo, protein… Phươngpháp tổng hợp này đang cho thấy nhiều ưu điểm là chi phí thấp, thânthiện với môi trường, không sử dụng nguồn năng lượng cao, không sửdụng các hóa chất độc hại và có thể tổng hợp quy mô lớn. Dựa trên cáccơ sở khoa học về tổng hợp xanh, luận án sẽ tổng hợp AgNPs sử dụngchất khử có trong dịch chiết quả Bồ hòn và lá Huyết dụ. Cho đến naychưa có công trình nào công bố sử dụng dịch chiết lá Huyết dụ để tổnghợp AgNPs và cũng đã có một số công trình nghiên cứu sử dụng dịchchiết quả Bồ hòn để tổng hợp AgNPs nhưng còn một số hạn chế. Vải kháng khuẩn ngoài khả năng kháng khuẩn cao cần có độ bềnkháng khuẩn tốt sau nhiều chu kỳ giặt. Do AgNPs rất dễ khuếch tán ramôi trường trong quá trình giặt nên vải xử lý bằng tác nhân khángkhuẩn này cần được xử lý hoàn tất để tăng liên kết của các hạt AgNPsvới ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công nghệ dệt, may: Nghiên cứu xử lý kháng khuẩn cho vải viscose bằng nano bạc tổng hợp xanh và fibroin tơ tằm BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Võ Thị Lan Hương NGHIÊN CỨU XỬ LÝ KHÁNG KHUẨN CHO VẢI VISCOSEBẰNG NANO BẠC TỔNG HỢP XANH VÀ FIBROIN TƠ TẰM Ngành: Công nghệ dệt, may Mã số: 9540204TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG NGHỆ DỆT, MAY Hà Nội - 2022 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Ngọc Thắng Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3:Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩcấp Trường họp tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Vào hồi …….. giờ, ngày ….. tháng ….. năm ………Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1. Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường ĐHBK Hà Nội 2. Thư viện Quốc gia Việt Nam A. THÔNG TIN CHUNG VỀ LUẬN ÁN1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, vật liệu dệt kháng khuẩn đang thu hútđược sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và các doanh nghiệp dệtmay. Nhiều chất kháng khuẩn mới, xơ chức năng mới và công nghệnano đã và đang được nghiên cứu, ứng dụng cho vật liệu dệt để tạo racác sản phẩm ưu việt hơn. Sự phát triển của khoa học công nghệ ngàynay không chỉ góp phần tạo ra những sản phẩm đáp ứng hiệu quảkháng khuẩn tốt mà còn đòi hỏi phải đáp ứng tính sinh thái, an toàn đốivới con người và môi trường. Do đó, hướng nghiên cứu và phát triểncác vật liệu dệt kháng khuẩn theo xu thế bền vững, sử dụng nguồnnguyên liệu dễ tái sinh, thân thiện với môi trường ngày càng được chútrọng. Vật liệu dệt được xử lý kháng khuẩn thường là các loại vật liệu cónhiều tính chất quý, phạm vi sử dụng rộng rãi nhưng lại dễ bị tổn hạibởi vi khuẩn, nấm mốc. Vải viscose là một trong số các vải từ cellulosetái sinh có nhiều ưu điểm như khả năng hút ẩm tốt, mềm mại, thôngthoáng nhưng dễ bị vi khuẩn tấn công do có cấu trúc xốp, có khả nănggiữ nước, oxi tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển.Sự sinh trưởng của vi khuẩn trên vải không những gây khó chịu chongười mặc như gây mùi, kích ứng da mà còn ảnh hưởng đến chấtlượng vật liệu như bị thay đổi màu sắc, tính chất cơ học của vải và đặcbiệt có thể là nguyên nhân dẫn đến lây truyền bệnh tật. Vì vậy, xử lýkháng khuẩn cho vải viscose là cần thiết để nâng cao giá trị và mở rộngphạm vi sử dụng cho vật liệu này. Để xử lý kháng khuẩn cho vảiviscose có thể sử dụng các hợp chất kháng khuẩn như chitosan,triclosan, các hợp chất từ thực vật, các hợp chất polymer chứa amonibậc 4, nano kim loại, oxit kim loại… Trong số đó, AgNPs được biếtđến với khả năng diệt được nhiều chủng vi khuẩn và nấm mốc khácnhau. Do có tính chất ưu việt như vậy nên đã có nhiều công trìnhnghiên cứu và ứng dụng AgNPs để xử lý kháng khuẩn cho vật liệu dệtnói chung và cho viscose nói riêng. Các nghiên cứu thường được thựchiện theo hai hướng: tổng hợp AgNPs trực tiếp trên vật liệu dệt hoặctổng hợp AgNPs trước và xử lý cho vật liệu sau. Do khó kiểm soátlượng AgNPs đưa lên vải cũng như ảnh hưởng của các chất phản ứngđến tính chất của vải nên hướng tổng hợp trực tiếp ít được nghiên cứuhơn. 1 Việc tổng hợp AgNPs trước khi xử lý cho vật liệu dệt có thể thựchiện bằng phương pháp “top-down” (nổ điện, ăn mòn laze, nghiền cơhọc...) hoặc phương pháp “bottom-up” (ngưng tụ nguyên tử, sol-gel...).Hầu hết các phương pháp này đều có ít nhiều hạn chế, hoặc phải sửdụng các trang thiết bị hiện đại, phức tạp, hoặc phải dùng các hóa chấtđắt tiền, không thân thiện với môi trường. Gần đây, phương pháp tổnghợp AgNPs theo con đường hóa học xanh đang được tập trung nghiêncứu và ứng dụng. Theo phương pháp này, các hoạt chất có trong dịchchiết từ thực vật, tảo, vi khuẩn, nấm, men được sử dụng để làm tácnhân khử và chất ổn định các hạt nano bạc. Các hoạt chất có trong dịchchiết từ thực vật có thể đóng vai trò là chất khử và chất ổn định hạtnano bạc thường là polyphenol, alkaloid, axit béo, protein… Phươngpháp tổng hợp này đang cho thấy nhiều ưu điểm là chi phí thấp, thânthiện với môi trường, không sử dụng nguồn năng lượng cao, không sửdụng các hóa chất độc hại và có thể tổng hợp quy mô lớn. Dựa trên cáccơ sở khoa học về tổng hợp xanh, luận án sẽ tổng hợp AgNPs sử dụngchất khử có trong dịch chiết quả Bồ hòn và lá Huyết dụ. Cho đến naychưa có công trình nào công bố sử dụng dịch chiết lá Huyết dụ để tổnghợp AgNPs và cũng đã có một số công trình nghiên cứu sử dụng dịchchiết quả Bồ hòn để tổng hợp AgNPs nhưng còn một số hạn chế. Vải kháng khuẩn ngoài khả năng kháng khuẩn cao cần có độ bềnkháng khuẩn tốt sau nhiều chu kỳ giặt. Do AgNPs rất dễ khuếch tán ramôi trường trong quá trình giặt nên vải xử lý bằng tác nhân khángkhuẩn này cần được xử lý hoàn tất để tăng liên kết của các hạt AgNPsvới ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tóm tắt Luận án Công nghệ dệt may Luận án Tiến sĩ Công nghệ dệt may Công nghệ dệt may Xử lý kháng khuẩn cho vải viscose Tổng quan về nano bạc Phương pháp hoá học xanhTài liệu cùng danh mục:
-
30 trang 504 0 0
-
205 trang 410 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 374 1 0 -
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị chất lượng dịch vụ khách sạn Mường Thanh Xa La
136 trang 355 5 0 -
97 trang 308 0 0
-
206 trang 298 2 0
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học máy tính: Tìm hiểu xây dựng thuật toán giấu tin mật và ứng dụng
76 trang 296 0 0 -
174 trang 294 0 0
-
102 trang 286 0 0
-
174 trang 275 0 0
Tài liệu mới:
-
112 trang 0 0 0
-
87 trang 0 0 0
-
119 trang 0 0 0
-
133 trang 0 0 0
-
98 trang 0 0 0
-
118 trang 0 0 0
-
108 trang 0 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Tăng cường quản lý vốn tại Công ty cổ phần cấp nước tỉnh Lào Cai
130 trang 1 0 0 -
99 trang 0 0 0
-
109 trang 0 0 0