Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công nghệ sinh học: Nghiên cứu cải thiện khả năng sinh tổng hợp enzyme thủy phân fibrin từ vi khuẩn Bacillus amyloliquefaciens

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.80 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của luận án "Nghiên cứu cải thiện khả năng sinh tổng hợp enzyme thủy phân fibrin từ vi khuẩn Bacillus amyloliquefaciens" là tuyển chọn và nâng cao được khả năng sinh tổng hợp enzyme thủy phân fibrin của vi khuẩn Bacillus sp. phân lập từ nguồn tương lên men truyền thống.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công nghệ sinh học: Nghiên cứu cải thiện khả năng sinh tổng hợp enzyme thủy phân fibrin từ vi khuẩn Bacillus amyloliquefaciens BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Bùi Thị Thanh NGHIÊN CỨU CẢI THIỆN KHẢ NĂNG SINH TỔNG HỢP ENZYME THỦY PHÂN FIBRIN TỪ VI KHUẨN Bacillus amyloliquefaciens Ngành: Công nghệ sinh học Mã số: 9420201 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG NGHỆ SINH HỌCGhi chú : Hà Nội - 2023 Công trình được hoàn thành tại: Đại học Bách khoa Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Nguyễn Lan Hương 2. TS. Phạm Tuấn Anh Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3:Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiếnsĩ cấp Đại học Bách khoa Hà Nội họp tại Đại học Báchkhoa Hà Nội Vào hồi …….. giờ, ngày ….. tháng ….. năm ………Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1. Thư viện Tạ Quang Bửu - ĐHBK Hà Nội 2. Thư viện Quốc gia Việt Nam MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của luận án Các bệnh tim mạch (CVD) là một trong những nguyên nhân dẫnđến tử vong ở người. Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xácđịnh 17,9 triệu ca tử vong mỗi năm do CVD, ước tính chiếm 31% sốca tử vong trên toàn cầu. Các bệnh rối loạn tim mạch như nhồi máucơ tim cấp tính, tắc mạch và đột quỵ chủ yếu là do sự tích tụ quánhiều fibrin trong mạch máu tạo thành huyết khối. Các enzyme thủyphân fibrin được thu nhận từ các chủng vi sinh vật trở thành nguồnsản xuất các enzyme thủy phân fibrin dễ tiếp cận hơn, rẻ hơn và dầndần thu hút được sự chú ý trong điều trị các bệnh liên quan đến huyếtkhối, nó có thể làm tan được huyết khối có trong máu. Vi khuẩn có khả năng sinh tổng hợp enzyme thủy phân fibrinđược phân lập chủ yếu từ các nguồn thực phẩm lên men trong đó cónguồn thực phẩm lên men từ đậu tương, các chủng vi khuẩn phân lậpchủ yếu là B. subtilis, B. amyloliquefaciens và được cho là an toàn.Trước nhu cầu về sử dụng enzyme thủy phân fibrin ngày càng tăngtrong các lĩnh vực y dược và thực phẩm bổ sung, việc mở rộng nghiêncứu tăng cường cải thiện hoạt độ của enzyme cũng như nâng cao sảnlượng thông qua việc cải tiến chủng, tối ưu môi trường và lựa chọn kỹthuật lên men phù hợp để tăng hiệu quả và năng suất góp phần giảmchi phí sản xuất là rất cần thiết. Ngoài việc lựa chọn phương pháp lênmen phù hợp và tối ưu hóa thành phần môi trường lên men cho từngchủng cụ thể thì việc nghiên cứu cải thiện khả năng sinh tổng hợpenzyme thủy phân fibrin của các chủng khuẩn được coi là một trongnhững cách đem lại hiệu quả cao, nhất là ứng dụng trong sản xuất quymô công nghiệp. Vì vậy, tác giả tiến hành “Nghiên cứu cải thiện khảnăng sinh tổng hợp enzyme thủy phân fibrin từ vi khuẩn Bacillusamyloliquefaciens” được phân lập từ sản phẩm tương của Việt Nam.2. Mục tiêu của luận án Tuyển chọn và nâng cao được khả năng sinh tổng hợp enzymethủy phân fibrin của vi khuẩn Bacillus sp. phân lập từ nguồn tươnglên men truyền thống.3. Nội dung của luận án - Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn có khả năng sinh tổng hợpenzyme thủy phân fibrin cao. Định danh tên chủng bằng phươngpháp giải trình tự gene. 1 - Nâng cao khả năng sinh tổng hợp enzyme thủy phân fibrin củachủng bằng phương pháp đột biến dùng tia UV kết hợp hóa chấtEtBr và EMS. - Nâng cao khả năng sinh tổng hợp enzyme thủy phân fibrin củachủng bằng kỹ thuật lên men theo mẻ bổ sung cơ chất.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án - Về ý nghĩa khoa học: + Đã phân lập và tuyển chọn được chủng B. amyloliquefaciensHY6 từ tường Bần, Hưng Yên và cải biến thành chủng đột biếnES4 có khả năng sinh enzyme thủy phân fibrin. + Chứng minh được việc nâng cao khả năng sinh tổng enzymethủy phân fibrin của chủng bằng cách tạo đột biến sử dụng kết hợptia UV với hóa chất EtBr và EMS. + Đã nâng cao được khả năng sinh enzyme thủy phân fibrin bằngcách thiết lập được kỹ thuật lên men theo mẻ bổ sung cơ chất hai giaiđoạn đối với chủng đột biến ES4. - Về ý nghĩa thực tiễn: + Bổ sung vào bộ sưu tập giống các chủng vi khuẩn có khả năngsinh tổng hợp enzyme thủy phân fibrin cao. + Kết quả là cơ sở khoa học để nghiên cứu mở rộng quy mô sản xuấtenzyme thủy phân fibrin nhằm tạo sản phẩm nhằm ứng dụng hỗ trợphòng ngừa và điều trị bệnh liên quan đến huyết khối ở Việt Nam.5. Những đóng góp mới của luận án - Là nghiên cứu đầu tiên có tính hệ thống về phân lập, tuyển chọn,tạo chủng vi khuẩn đột biến, xác định điều kiện lên men nhằm thuenzyme thủy phân fibrin từ chủng B. amyloliquefaciens HY6 cónguồn gốc từ tương Bần, Hừng Yên. - Đã tạo được chủng đột biến B. amyloliquefaciens ES4 sinh tổnghợp enzyme thủy phân fibrin cao hơn so với chủng đã phân lập bằngkỹ thuật sử dụng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: