Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công nghệ sinh học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học còng Sesarmidae trong rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 874.64 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án "Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học còng Sesarmidae trong rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, phân bố và tốc độ tiêu thụ lá rụng của còng thuộc họ Sesarmidae trong các sinh cảnh đặc trưng của rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh để quản lý và phát triển bền vững sinh cảnh rừng ngập mặn Cần Giờ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công nghệ sinh học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học còng Sesarmidae trong rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TUẤN ANH NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÒNG SESARMIDAE TRONG RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHChuyên ngành: Công nghệ sinh học Mã số: 9.42.02.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG NGHỆ SINH HỌC TP. HCM - Năm 2024Công trình được hoàn thành tại:TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCMNgười hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Phú Hòa PGS.TS. Vũ Cẩm LươngPhản biện 1:Phản biện 2:Phản biện 3:Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấpTrườnghọp tại: Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí MinhVào hồi ……giờ …. ngày …… tháng ….. năm …….Có thể tìm hiểu luận án tại:- Thư viện Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh- Thư viện Quốc gia Hà Nội 1 MỞ ĐẦU1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Rừng ngập mặn (RNM) là một trong những HST tự nhiên có năngsuất sinh học cao nhất (Sandilyan và Kathiresan, 2012). Rừng ngập mặn ởViệt Nam có vai trò quan trọng trong việc đóng góp vào năng suất sinh họcvùng cửa sông ven biển, thông qua cung cấp một lượng lớn sinh khối cơ bảnđể duy trì sự tồn tại của HST cả về ý nghĩa môi trường và kinh tế (PhanNguyên Hồng và cộng sự, 1999). Bên cạnh đó, RNM còn có vai trò bảo vệ bờbiển, chống lại xói mòn, chống lại gió bão,... RNM còn là nơi cung cấp thứcăn và là nơi cư trú của nhiều loài thủy sản quan trọng có giá trị cao. Đến nay, hướng nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu mã vạch DNAđang được nhiều quốc gia, nhiều nhà khoa học trên thế giới rất quan tâmphát triển, đặc biệt trong những năm gần đây và sẽ là một xu thế nghiên cứutrong thời gian tới. Mã vạch DNA được xem là một công cụ mới, hỗ trợ cóhiệu quả trong nghiên cứu về phân loại, phát hiện loài mới, giám định loài vàcác mẫu có nguồn gốc từ sinh vật sống hoặc đã chết thậm chí đã qua chếbiến, vì vậy mã vạch DNA có rất nhiều ứng dụng trong nghiên cứu cũng nhưthực tiễn (Heber và cộng sự, 2003). Tại Việt Nam cho đến hiện nay, có rất ít công trình nghiên cứu vềlĩnh vực này nhưng chỉ dừng lai ở phương pháp phân loại truyền thống như:Đỗ Văn Nhượng (2003) cung cấp dẫn liệu bước đầu về cua (Brachyura) ởrừng ngập mặn Cần Giờ; Trần Ngọc Diễm My (2011 a,b) nghiên cứu thànhphần loài, vai trò tiêu thụ lá rụng của còng Perisesarma eumolpe ở vùng gẫyđổ do bão tại tiểu khu 17 rừng ngập mặn Cần Giờ; Trần Lê Quang Hạ vàTrần Ngọc Diễm My (2021) nghiên cứu về chế độ ăn của còng Perisesarmaeumolpe giữa vùng rừng và vùng gẫy đổ 10 năm sau bão; Trần Ngọc DiễmMy và Trần Lê Quang Hạ (2023) nghiên cứu về đa dạng các loài còng thuộcphân thứ bộ Brachyura tại tiểu khu 17 rừng ngập mặn Cần Giờ, sau 12 nămphục hồi của rừng do bão. Vì vậy, việc đầu tư nghiên cứu và ứng dụng mãvạch DNA hỗ trợ phân loại bằng hình thái, nghiên cứu về đặc điểm sinhhọc… nhằm duy trì và phát triển các loài này là phù hợp, đặc biệt trong bốicảnh ứng phó biến đổi khí hậu hiện nay. Trên cơ sở đó, đề tài thực hiện“Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học còng Sesarmidae trong rừngngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh” nhằm có sự đánh giá tổngthể về thành phần loài, sự đa dạng, các sinh cảnh phù hợp cho các loài cònghọ Sesarmidae sinh sống… hỗ trợ các nhà quản lý trong duy trì và phát triểnhệ sinh thái rừng ngập mặn là thật sự cần thiết và cấp bách. 22. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, phân bố và tốc độ tiêu thụ lárụng của còng thuộc họ Sesarmidae trong các sinh cảnh đặc trưng của rừngngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh để quản lý và phát triển bềnvững sinh cảnh rừng ngập mặn Cần Giờ3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Luận án nghiên cứu các loài còng thuộc họ Sesarmidae ở rừng ngậpmặn Cần Giờ, TP. HCM. Luận án chỉ nghiên cứu các sinh cảnh có điều kiện tự nhiên phù hợpcho còng sinh sống ở rừng ngập mặn Cần Giờ. Luận án chỉ khảo sát tốc độ tiêu thụ lá rụng trên loài còngParasesarma plicatum (Latreille, 1803), loài ưu thế ở sinh cảnh 3. Ứng dụng kỹ thuật giải trình tự DNA 03 vùng gen 16S-rRNA, COIvà 28S-rRNA để định danh loài với các mẫu chưa xác định được rõ ràngqua đặc điểm hình thái ngoài.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Nghiên cứu thành phần loài còng thuộc họ Sesarmidae ở rừng ngậpmặn Cần Giờ, TP. HCM. Xác định sự phân bố và mật độ còng trong các sinh cảnh của rừngngập mặn Cần Giờ. Khảo sát tốc độ tiêu thụ lá rụng của còng Parasesarma plicatum(Latreille, 1803) trong các sinh cảnh của rừng ngập mặn Cần Giờ. Xây dựng bộ tiêu chí về sinh cảnh còng trong rừng ngập mặn CG.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC, THỰC TIỄN VÀ TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI Ý nghĩa khoa học của đề tài Kết quả nghiên cứu cung cấp thêm các thông tin về một số đặcđiểm sinh học, thành phần loài, sự đa dạng và phân bố các loài còng ở cácđiều kiện sinh cảnh, sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ.Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Kết quả cung cấp các thông tin quan trọng làm cơ sở để xây dựng cácgiải pháp phù hợp trong công tác quản lý, bảo tồn hệ sinh thái rừng ngậpmặn Cần Giờ.Tính mới của luận án Lần đầu ghi nhận được loài còng: Parasesarma lanchesteri (Tweedie,1936) tại RNM Cần Giờ bằng kỹ thuật giải trình tự gen 16S rDNA và COI. Lần đầu ghi nhận trình tự DNA vùng gene 28S-rRNA của loàiParasesarma lanchesteri (Tweedie, 1936) ở rừng ngập mặn Cần Giờ. Luận án đã tổng hợp các sinh cảnh đặc trưng của họ còng Sesarmidaetại rừng ngập mặn Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1. Tổng quan về đặc điểm sinh học của còng họ Sesarmidae ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: