Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa chất: Đặc điểm địa chất đệ tứ, địa mạo-kiến tạo hiện đại vùng thung lũng sông Đà đoạn từ Hòa Bình đến Việt Trì và mối liên quan với tai biến địa chất

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.04 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ đặc điểm địa chất Đệ tứ, đặc điểm địa mạo-kiến tạo hiện đại vùng thung lũng sông Đà đoạn từ Hòa Bình đến Việt Trì; phân tích mối liên quan của địa chất Đệ tứ, địa mạo, kiến tạo hiện đại với tai biến địa chất, đề xuất các biện pháp giảm thiểu. Kết quả nghiên cứu lý giải nguyên nhân gây nên tai biến địa chất và đề xuất các biện pháp phòng tránh, giảm thiểu hậu quả của chúng trong phạm vi thung lũng sông tương đối hoàn chỉnh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa chất: Đặc điểm địa chất đệ tứ, địa mạo-kiến tạo hiện đại vùng thung lũng sông Đà đoạn từ Hòa Bình đến Việt Trì và mối liên quan với tai biến địa chất BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT NGUYỄN XUÂN NAMĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT ĐỆ TỨ, ĐỊA MẠO – KIẾN TẠO HIỆN ĐẠI VÙNG THUNG LŨNG SÔNG ĐÀ ĐOẠN TỪ HÒA BÌNH ĐẾN VIỆT TRÌ VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI TAI BIẾN ĐỊA CHẤT Ngành: Địa chất học Mã số: 62.44.02.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT HÀ NỘI – 2015Công trình được hoàn thành tại Bộ môn Địa chất, Khoa Địa chất, Trường Đại học Mỏ - Địa chất NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Hạ Văn Hải Trường Đại học Mỏ-Địa chất 2. PGS.TS. Trần Tân Văn Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Phản biện 1: PGS.TSKH Nguyễn Địch Dỹ Phản biện 2: GS.TSKH Đặng Văn Bát Phản biện 3: TS Uông Đình Khanh Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấpTrường họp tại trường Đại học Mỏ - Địa chất phường Đức Thắng – Bắc Từ Liêm – Hà Nội Vào hồi………giờ, ngày……..tháng…….năm 2015 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia, Hà Nộihoặc thư viện trường Đại học Mỏ - Địa chất. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Vùng nghiên cứu là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi tây bắcvới đồng bằng Hà Nội, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sựphát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là nơi có nhiều công trìnhkinh tế, văn hóa trọng điểm quốc gia, có thể bị tác động mạnhdo các tai biến địa chất. Việc nghiên cứu tai biến địa chất có thể được tiếp cận theonhiều hướng khác nhau, song nhận thấy rõ rằng các tai biến địachất liên quan chặt chẽ với điều kiện địa mạo, chế độ hoạt độngkiến tạo hiện đại và chúng chính là một đối tượng của địa chấtĐệ tứ, do vậy việc nghiên cứu địa chất Đệ tứ, địa mạo - kiến tạohiện đại là hướng tiếp cận đúng đắn, hiệu quả nhằm xác địnhnguyên nhân, dự báo xu hướng giảm thiểu thiệt hại do các taibiến địa chất gây ra. 2. Mục đích nghiên cứu của luận án Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ đặc điểmđịa chất Đệ tứ, đặc điểm địa mạo-kiến tạo hiện đại vùng thunglũng sông Đà đoạn từ Hòa Bình đến Việt Trì. Phân tích mối liênquan của địa chất Đệ tứ, địa mạo, kiến tạo hiện đại với tai biếnđịa chất, đề xuất các biện pháp giảm thiểu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án là các thành tạo địa chấtĐệ tứ, địa hình-địa mạo, hoạt động kiến tạo hiện đại và tai biếnđịa chất. Phạm vi nghiên cứu là thung lũng sông Đà đoạn từHòa Bình đến Việt Trì. 4. Nội dung nghiên cứu của luận án 2 - Nghiên cứu đặc điểm trầm tích Đệ tứ về nguồn gốc, tuổi. - Nghiên cứu đặc điểm địa mạo - Nghiên cứu hoạt động kiến tạo hiện đại - Nghiên cứu tai biến địa chất và mối liên quan của chúngvới đặc điểm địa chất Đệ tứ, địa mạo - kiến tạo hiện đại, đề xuấtcác biện pháp giảm thiểu. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án - Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu quy luật phân bố trầm tích Đệ tứ, làm cơ sở luậngiải các quá trình địa chất xảy ra trong giai đoạn Đệ tứ theo thuyết“Hiện tại là chìa khoá để hiểu quá khứ”. Lập lại lịch sử hình thànhthung lũng hạ lưu sông Đà và hoạt động kiến tạo liên quan. Nghiên cứu địa mạo-kiến tạo (tectonic geomorphology), gópphần phát triển phương pháp nghiên cứu hoạt động kiến tạohiện đại ở Việt Nam. - Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu lý giải nguyên nhân gây nên tai biến địachất và đề xuất các biện pháp phòng tránh, giảm thiểu hậu quảcủa chúng trong phạm vi thung lũng sông tương đối hoàn chỉnh. 6. Cơ sở tài liệu của luận án Luận án được xây dựng trên cơ sở tài liệu do chính NCS thuthập, khảo sát thực địa nghiên cứu địa chất, địa mạo, kiến tạo vàtai biến địa chất từ năm 2010 đến nay. Bên cạnh đó trong quátrình làm luận án, NCS tham gia đề tài “ Nghiên cứu tai biến địachất ở vùng Ba Vì, Hòa Bình ” do PGS.TS. Hạ Văn Hải làmchủ biên, đề tài “Nghiên cứu, đánh giá kiến tạo hiện đại và vaitrò của nó đối với các tai biến thiên nhiên… ” do PGS.TS. Trần 3Thanh Hải làm chủ biên. Các đề tài này liên quan trực tiếp đếnhướng nghiên cứu của NCS. Ngoài ra NCS thu thập và phân tích một khối lượng lớn tàiliệu địa chất, địa mạo các tỷ lệ, tham khảo nhiều bài báo đượccông bố trên các tạp chí trong và ngoài nước. 7. Các luận điểm bảo vệ - Luận điểm 1: Thung lũng hạ lưu sông Đà, đoạn từ HòaBình đến Việt Trì được hình thành từ Pleistocen đến nay vàchia làm 03 đoạn có chế độ hoạt động kiến tạo khác nhau. - Luận điểm 2: Hoạt động kiến tạo hiện đại vùng thung lũnghạ lưu sông Đà từ Hòa Bình đến Việt Trì thể hiện rõ trên địahình qua 17 bề mặt địa hình thuộc 5 nhóm nguồn gốc và chiathành 03 loại: mạnh, trung bình, yếu thông qua 05 chỉ số địamạo-kiế ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: