Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học tác phẩm của Lỗ Tấn trong nhà trường phổ thông Việt Nam theo hướng tiếp cận đồng bộ

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.20 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài "Dạy học tác phẩm của Lỗ Tấn trong nhà trường phổ thông Việt Nam theo hướng tiếp cận đồng bộ" nhằm xác định các hướng tiếp cận tác phẩm văn chương hiện đại để tìm ra những ưu và nhược điểm của từng hướng tiếp cận, từ đó vận dụng vào việc tiếp cận tác phẩm của Lỗ Tấn: “Cố hương” và “Thuốc” ở hai cấp học khác nhau, từ đó rèn cho học sinh năng lực tự học, tâm lý tự tin, tự đọc, tự tìm hiểu, chủ động, tự giác, tích cực, tự lực nâng cao được hiệu quả trong học tập văn chương nước ngoài nói chung.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học tác phẩm của Lỗ Tấn trong nhà trường phổ thông Việt Nam theo hướng tiếp cận đồng bộ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐẶNG THỊ NGỌC LAN DẠY HỌC TÁC PHẨM CỦA LỖ TẤNTRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG VIỆT NAM THEO HƯỚNG TIẾP CẬN ĐỒNG BỘ Chuyên ngành: Lí luận và PPDH bộ môn Văn và Tiếng Việt Mã số: 9.14.01.11TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2021 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN VIẾT CHỮ Phản biện 1: PGS. TS Nguyễn Thị Hồng Vân Viện Khoa học giáo dục Việt Nam Phản biện 2: PGS. TS Nguyễn Thu Hương Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Phản biện 3: PGS. TS. Nguyễn Thị Mai Chanh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trung tâm Thư viện, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Vào hồi …..giờ … ngày … tháng..... năm 2021 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ1. Sử dụng Graph cho phần củng cố bài trong môn Ngữ văn ở trường phổ thông - Tạp chí Giáo dục (Số đặc biệt tháng 04 năm 2012 trang 126, 127).2. Dạy học truyện ngắn “Thuốc” của Lố Tấn cho học sinh THPT theo hướng tiếp cận lịch sử phát sinh - Tạp chí Khoa học ĐH Sư phạm Hà Nội (Số 56 trang 77-81).3. Dạy học tác phẩm “Cố hương” của Lỗ Tấn, khơi dậy ý thức công dân đối với quê hương - Tạp chí Giáo dục (Số 267 trang 36, 36).4. Thiết kế bài “Thuốc” của Lỗ Tấn (Ngữ văn 12) theo phương pháp dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh - Tạp chí Thiết bị giáo dục (Số 143 trang 18, 19, 20).5. Thiết kế bài “Cố hương” của Lỗ Tấn (Ngữ văn 9) theo phương pháp dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh - Tạp chí Giáo dục & xã hội (Số đặc biệt tháng 5 năm 2007, trang 200). 1 MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài 1.1. Văn học Trung Quốc trong quan hệ đồng đại và lịch đại với văn họcViệt Nam có sự thường xuyên tương tác và ảnh hưởng đến mức không dễdàng nhận ra. Năm 1981, nền văn học Trung Quốc hân hoan đón chào sựkiện lớn: tác giả Lỗ Tấn - nhà văn hiện đại Trung Quốc - được tổ chứcUNESCO vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới, tên tuổi và vănnghiệp của ông đã được đi vào lịch sử văn hóa của nhân loại. 1.2. Việc dạy học các tác phẩm văn chương Trung Quốc, đặc biệt là củatác giả Lỗ Tấn đã có mặt ở nhiều nhà trường trên thế giới, nhưng Lỗ Tấnlại vào Việt Nam hơi muộn, vì vậy cách tiếp cận các tác phẩm của ôngcó không ít những vấn đề khách quan đặt ra. 1.3. Cách tiếp cận tác phẩm văn chương trong nhà trường Việt Nam cònđơn điệu, cũng có những hướng đi sâu sắc nhưng lại thiếu một cách nhìntoàn diện đa chiều. Chính vì vậy mà công việc dạy học tác phẩm vănchương vẫn chưa đi đúng được bản chất của nó, thậm chí chưa quán triệtđược nguyên tắc mới nhất, khó nhất của dạy học văn hiện đại là phát huychủ thể học sinh và xa rời đặc trưng bộ môn nghệ thuật ngôn từ này. 1.4. Chúng tôi quyết định chọn đề tài “Dạy học tác phẩm của Lỗ Tấntrong nhà trường phổ thông Việt Nam theo hướng tiếp cận đồng bộ” vớimục đích tìm ra một số giải pháp hiệu quả, kết hợp các hướng tiếp cận, cácphương pháp, biện pháp để dạy học tác phẩm của Lỗ Tấn, văn chươngnước ngoài nói riêng và các bộ phận văn học khác tương ứng như: văn họctrung đại trong nhà trường hiện đại, văn học dân tộc thiểu số trong nhàtrường phổ thông và văn học phổ thông trong nhà trường các dân tộc.2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Xác định các hướng tiếp cận tác phẩm văn chương hiện đại để tìm ranhững ưu và nhược điểm của từng hướng tiếp cận, từ đó vận dụng vào việctiếp cận tác phẩm của Lỗ Tấn: “Cố hương” và “Thuốc” ở hai cấp học khácnhau, từ đó rèn cho HS năng lực tự học, tâm lý tự tin, tự đọc, tự tìm hiểu,chủ động, tự giác, tích cực, tự lực nâng cao được hiệu quả trong học tậpvăn chương nước ngoài nói chung. 2 2.2. Trên cơ sở mục tiêu là tìm ra các biện pháp thích hợp để tối ưu hóacác hoạt động dạy học tác phẩm văn chương của Lỗ Tấn, đưa ra được cácbiện pháp kích thích phát triển được năng lực học tập của HS trong hướngtiếp cận đồng bộ, góp phần khắc phục được tình trạng nhàm chán đơn điệutrong dạy học môn Ngữ văn hiện nay. 2.3. Thực hiện đề tài này, chúng tôi hướng mục đích chính là nghiên cứuvà đề xuất một số biện pháp cụ thể có tính khả thi đối với GV và HS tronghoạt động dạy học môn Ngữ văn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học,để môn Ngữ văn phát huy hết vai trò vừa là một môn học công cụ, vừa làmột ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: