Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Đầu tư của Trung Quốc tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 359.69 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (28 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Đầu tư của Trung Quốc tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào" nhằm đề xuất phương hướng và những giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư của Trung Quốc tại Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào, trong đó tập trung các dự án đầu tư có chất lượng góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội tại nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Đầu tư của Trung Quốc tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH SYPHONEXAY THIPDALA ĐẦU TƯ CỦA TRUNG QUỐCTẠI NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 9 31 01 02 HÀ NỘI - 2023 Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. Trần Hoa Phượng Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học việnhọp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 202 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Thư viện Quốc gia Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, đầu tư nước ngoài đóng vai trò quantrọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế Cộng hoà Dân chủ nhân dân Làotăng trưởng theo hướng bền vững, đã thể hiện vai trò là một bộ phận cấuthành quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tư lớn nhất tại nướcCộng hoà Dân chủ nhân dân Lào, có mặt trên hầu hết tất cả lĩnh vực khácnhau như công nghiệp, nông nghiệp, khai khoáng, thương mại, y tế, giáodục,… Đầu tư của Trung Quốc đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấukinh tế, tăng năng lực sản xuất, khai thông thị trường và gia tăng kimngạch xuất khẩu, đóng góp ngân sách nhà nước Lào, phát triển nguồn nhânlực, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động. Bên cạnh nhữngđóng góp trực tiếp nêu trên, đầu tư của Trung Quốc tại Cộng hoà Dân chủnhân dân Lào đã có tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác,trong đó có việc khơi dậy các nguồn nội lực, nâng cao năng lực cạnh tranh,thúc đẩy đổi mới và chuyển giao công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất,phát triển ngành công nghiệp phụ trợ. Tuy nhiên, đầu tư của Trung Quốc tại Cộng hoà Dân chủ nhân dânLào thời gian qua chưa đạt được số lượng và chất lượng như kỳ vọng, đặcbiệt là chất lượng của các dự án đầu tư. Tỷ lệ các dự án có sử dụng côngnghệ cao còn thấp, ít thu hút được dự án có công nghệ nguồn. Nhiều dự ánđi vào hoạt động dù đã tạo thêm việc làm cho người lao động song chưađóng góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Công tác quản lýnhà nước đối với đầu tư nước ngoài còn bất cập, thể hiện qua các mặt nhưhiệu quả sử dụng tài nguyên đất đai còn thấp, chưa đồng bộ với hiệu quảkinh tế - xã hội; không ít dự án chưa được thẩm tra, xem xét kỹ trước khitiếp nhận ở các khía cạnh công nghệ, lao động, môi trường,... dẫn đếnchất lượng dự án chưa cao. Thực tiễn đó đặt ra vấn đề làm sao để thu hútnhững dự án đầu tư có chất lượng của Trung Quốc vào Lào, kiểm soátnhững rủi ro của các dự án đến kinh tế và sự phát triển bền vững kinh tế -xã hội của Lào. 2 Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Đầu tư của Trung Quốc tạinước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” được lựa chọn làm luận án tiếnsĩ ngành Kinh tế chính trị. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở thực trạng đầu tư nước ngoàicủa Trung Quốc tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, luận án đề xuất cácgiải pháp tăng cường thu hút đầu tư của Trung Quốc tại Cộng hoà Dân chủnhân dân Lào. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ sau: (1) Tổngquan các tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, xác định cơ sởphương pháp luận cần vận dụng trong thực hiện luận án, những vấn đề đãđược giải quyết có thể kế thừa và phát triển, những khoảng trống luận áncần tiếp tục bổ sung, phát triển; (2) Khái quát, hệ thống hoá, xây dựng cơsở lý luận về đầu tư nước ngoài, nghiên cứu kinh nghiệm và bài học đốivới nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào về đầu tư nước ngoài; (3) Phântích, đánh giá thực trạng đầu tư của Trung Quốc tại Cộng hoà Dân chủnhân dân Lào, trên cơ sở đó chỉ rõ những thành tựu, hạn chế, nguyên nhâncủa những hạn chế, cũng như những khó khăn, thách thức đặt ra đối vớiviệc thu hút đầu tư của Trung Quốc tại Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào;(4) Đề xuất phương hướng và những giải pháp nhằm tăng cường thu hútđầu tư của Trung Quốc tại Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào, trong đó tậptrung các dự án đầu tư có chất lượng góp phần phát triển bền vững kinh tế- xã hội tại nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là đầutư nước ngoài của Trung Quốc tại cộng hòa dân chủ nhân dân Lào dướigóc độ khoa học kinh tế chính trị. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Nghiên cứu lý luận về đầu tư nói c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: