Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý nhà nước đối với rủi ro tín dụng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh phát triển mới

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 997.33 KB      Lượt xem: 34      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án "Quản lý nhà nước đối với rủi ro tín dụng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh phát triển mới" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với rủi ro tín dụng trong hoạt động của các NHTM ở Việt Nam; đánh giá những thành công, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý nhà nước đối với rủi ro tín dụng trong hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011 - 2022.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý nhà nước đối với rủi ro tín dụng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh phát triển mới VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐÀO VĂN CHUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN MỚI Ngành: Quản lý kinh tế Mã số : 9.34.04.10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, 2023 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học Xã hội Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Xuân Sang Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thu Thủy Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Xuân Trung Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Nga Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp học viện họp tại: ...........................vào hồi.................giờ......phút, ngày......tháng.....năm.... Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:......................... MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Về lý luận, tín dụng là hoạt động nền tảng, cốt lõi của các NHTM và đem lại nguồn thu chính yếu, nhưng hiện nay các NHTM đều phải đối mặt với nguy cơ chịu tổn thất bởi RRTD. Về thực tiễn, thực trạng QLNN đối với RRTD trong hoạt động của các NHTM Việt Nam trong thời gian qua đã luôn được các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, nhất là NHNN quan tâm. Việc xây dựng thể chế, chính sách, tổ chức bộ máy và việc thanh tra kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý RRTD đối với hoạt động của các NHTM đã thu được nhiều kết quả quan trọng, góp phần kiểm soát và xử lý hiệu quả vấn đề rủi ro tín dụng, gia tăng khả năng cạnh tranh, uy tín của ngân hàng và tăng niềm tin của người gửi tiền đối với hệ thống ngân hàng thương mại trong nước. Về bối cảnh, hoạt động QLNN đối với RRTD trong hoạt động của các NHTM cũng có những thay đổi do những thay đổi trong bối cảnh phát triển mới: những vấn đề nội tại của hệ thống ngân hàng như nợ xấu gia tăng, tiềm ẩn rủi ro an toàn hệ thống; những tác động từ toàn cầu hóa. Hậu Covid-19, tăng trưởng kinh tế toàn cầu ở mức thấp và có rủi ro suy thoái; sự hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam vào khu vực và thế giới; cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với những ứng dụng công nghệ mới; những chính sách của Việt Nam hậu Covid-19 như gói hỗ trợ thực hiện thông qua việc gia hạn nợ, giảm lãi suất khi vay vốn ngân hàng đối với các doanh nghiệp. Từ những lý do nêu trên, cùng nền tảng kiến thức được tích lũy trong quá trình học tập và công tác, NCS chọn đề tài: “Quản lý nhà nước đối với RRTD trong hoạt động của các NHTM Việt Nam trong bối cảnh phát triển mới” làm luận án tiến sĩ kinh tế của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu của luận án là đề xuất một số giải pháp hoàn thiện QLNN đối với RRTD trong hoạt động của các NHTM Việt Nam trong bối cảnh phát triển mới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (i) Hệ thống hóa, luận giải, làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến RRTD trong hoạt động của các NHTM, vai trò, chức năng QLNN đối với RRTD trong hoạt động của các NHTM. Trong đó tập trung làm rõ đặc thù của RRTD trong hoạt động của các NHTM trong bối cảnh mới; khái niệm, nội hàm, tiêu chí và nhân tố ảnh hưởng đến QLNN đối với RRTD trong hoạt động của các NHTM trong bối cảnh mới; 1 (ii) Tham khảo kinh nghiệm QLNN đối với RRTD trong hoạt động của các NHTM của một số quốc gia chọn lọc trên thế giới. (iii) Đánh giá thực trạng QLNN đối với RRTD trong hoạt động của các NHTM ở Việt Nam; đánh giá những thành công, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong QLNN đối với RRTD trong hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011 - 2022. (iv) Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận, thực tiễn, kinh nghiệm quốc tế, bối cảnh mới, cũng như định hướng, mục tiêu QLNN đối với RRTD trong hoạt động của các NHTM, đề xuất giải pháp hoàn thiện QLNN đối với RRTD trong hoạt động của các NHTM ở Việt Nam trong bối cảnh phát triển mới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những lý luận và thực tiễn QLNN đối với RRTD trong hoạt động của các NHTM (NHTM Nhà nước và NHTM cổ phần) trong bối cảnh phát triển mới. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Về nội dung (1) Hướng tiếp cận của luận án: QLNN đối với RRTD trong hoạt động của các NHTM có thể tiếp cận theo nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên luận án tiếp cận chức năng của quản lý với: xây dựng, ban hành hệ thống văn bản quản lý; tổ chức triển khai quản lý; thanh tra kiểm tra và xử lý vi phạm trong QLNN đối với RRTD trong các hoạt động của NHTM. (2) Các nội dung triển khai thực hiện bao gồm: Xây dựng chiến lược, chính sách, quy trình quản lý RRTD; Nhận biết và đo lường RRTD; Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh rủi ro; Kiểm soát và tài trợ RRTD. (3) Luận án ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: