Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của vốn đầu tư, lao động, hạ tầng đến tăng trưởng kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía nam

Số trang: 31      Loại file: pdf      Dung lượng: 680.35 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (31 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Tác động của vốn đầu tư, lao động, hạ tầng đến tăng trưởng kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía nam" nhằm đánh giá ảnh hưởng của chính sách thuế, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tích lũy từ các năm trước (biến trễ) đến tăng trưởng kinh tế của Vùng KTTĐPN; Xác định vai trò của lãi suất trong việc điều tiết mối quan hệ giữa vốn đầu tư và tăng trưởng GDP, cung cấp góc nhìn chi tiết hơn về cách thức mà chính sách tiền tệ có thể hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế trong vùng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của vốn đầu tư, lao động, hạ tầng đến tăng trưởng kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH LÂM MỸ HẠNH TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ, LAO ĐỘNG, HẠ TẦNGĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 9 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐOÀN THANH HÀ TP.HỒ CHÍ MINH – THÁNG 11 NĂM 2024 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU1.1 Lý do chọn đề tài Trong thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu kinh tế ấn tượng, với tốc độ tăngtrưởng GDP đạt mức 8,05% vào năm 2021. Để duy trì và phát triển nền kinh tế, việc xây dựngcác chiến lược phát triển dài hạn và phân bổ nguồn lực hợp lý là điều cần thiết, đặc biệt là chocác vùng kinh tế trọng điểm. Chính phủ Việt Nam đã xác định rõ tầm quan trọng của các vùngnày, và Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam (Vùng KTTĐPN) là một trong những khu vực cótầm ảnh hưởng kinh tế mạnh mẽ nhất, đóng góp 45% GDP quốc gia vào năm 2022. VùngKTTĐPN đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt và lan tỏa sự phát triển kinh tế đến các khuvực lân cận. Tuy nhiên, để khai thác hết tiềm năng phát triển, cần nghiên cứu rõ các yếu tố chínhtác động đến tăng trưởng kinh tế của vùng. Những yếu tố như vốn đầu tư, lao động, và cơ sở hạtầng đều đóng vai trò quan trọng. Ngoài ra, chính sách tài khóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế(CDCCKT), biến trễ, chính sách tiền tệ cũng là các yếu tố cần được xem xét kỹ lưỡng. Từ các nghiên cứu trước đây, có sự không đồng nhất trong việc đánh giá tác động của cácloại vốn đầu tư, lao động, và hạ tầng đến tăng trưởng GDP ở từng quốc gia và khu vực (NguyễnKim Phước, 2015; Deok‐Ki Kim và Seo, 2003; Sử Đình Thành, 2020; Reza, 2013; Soh và cộngsự, 2021). Hơn nữa, chính sách thuế tiếp tục thể hiện những tác động khác biệt giữa các khu vực(Phạm Thị Quỳnh Mai, 2021; Lê Thị Thuý Hằng, 2022; Nguyễn Văn Thuận, 2019). Dù tác độngcủa chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT) đã được phân tích (Mai Văn Tân, 2014; Tạ Đình Thi,2014), nhưng vẫn cần nghiên cứu sâu hơn để làm rõ vai trò của yếu tố này đối với tăng trưởngcủa Vùng KTTĐPN. Ngoài ra, các nghiên cứu hiện tại chủ yếu áp dụng mô hình hồi quy truyền thống để phântích mối quan hệ giữa lãi suất và tăng trưởng, nhưng chưa đi sâu vào phân tích cách thức lãi suấtđiều tiết mối quan hệ giữa vốn đầu tư và tăng trưởng GDP. Phân tích sâu hơn về vai trò điều tiếtcủa lãi suất sẽ giúp làm rõ cơ chế điều chỉnh và tối ưu hóa nguồn vốn, đặc biệt trong bối cảnhVùng KTTĐPN có nhiều đặc điểm kinh tế khác biệt so với các khu vực khác. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là việc dịch chuyển lao động giữa các ngành, cókhả năng ảnh hưởng đáng kể đến năng suất lao động và tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, các nghiêncứu trước đây vẫn chưa làm rõ được cách thức CDCCKT điều tiết mối quan hệ giữa lao động và 2tăng trưởng kinh tế. Hiểu rõ quá trình này sẽ giúp tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lao động vànâng cao hiệu quả kinh tế cho vùng. Những khoảng trống này cho thấy cần có thêm những nghiên cứu nhằm làm rõ vai trò củavốn đầu tư, lao động, hạ tầng và các yếu tố khác như thuế, CDCCKT, và biến trễ đối với GDPcủa vùng. Đặc biệt, nghiên cứu về tác động điều tiết của lãi suất đối với mối quan hệ giữa vốnvà GDP, cùng với vai trò của CDCCKT trong việc điều tiết mối quan hệ giữa lao động và tăngtrưởng kinh tế, là các nhu cầu cấp thiết. Nghiên cứu này sẽ cung cấp các bằng chứng khoa học,đóng góp vào quá trình hoạch định chính sách nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và toàn diệncho Vùng KTTĐPN, đồng thời củng cố vai trò đầu tàu kinh tế của khu vực đối với nền kinh tếquốc gia.1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu nhằm phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinhtế của Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam (Vùng KTTĐPN), một khu vực đóng vai trò quantrọng trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Các nhân tố chính như vốn đầu tư, lao động, vàhạ tầng được xem là những yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng. Bên cạnh đó, nghiêncứu cũng mở rộng phạm vi để xem xét tác động của thuế, biến trễ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế(CDCCKT), lãi suất trong việc điều tiết các mối quan hệ kinh tế quan trọng trong vùng với 4mục tiêu cụ thể: Mục tiêu 1: Phân tích tác động của các yếu tố vốn đầu tư, lao động và hạ tầng đối với tăngtrưởng kinh tế của Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam, nhằm hiểu rõ hơn vai trò của các yếu tốcơ bản này trong thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng. Mục tiêu 2: Đánh giá ảnh hưởng của chính sách thuế, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tếvà tích lũy từ các năm trước (biến trễ) đến tăng trưởng kinh tế của Vùng KTTĐPN. Mục tiêu 3: Xác định vai trò của lãi suất trong việc điều tiết mối quan hệ giữa vốn đầu tưvà tăng trưởng GDP, cung cấp góc nhìn chi tiết hơn về cách thức mà chính sách tiền tệ có thể hỗtrợ đầu tư phát triển kinh tế trong vùng. Mục tiêu 4: Phân tích vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong việc điều tiết mối quanhệ giữa lao động và tăng trưởng kinh tế, nhằm đưa ra những đề xuất chính sách phù hợp cho pháttriển nguồn lực lao động và cơ cấu kinh tế hiệu quả trong Vùng KTTĐPN. 3 Những mục tiêu này giúp hướng tới việc cung cấp các khuyến nghị chính sách phù hợp đểthúc đẩy phát triển kinh tế bền vững cho vùng và đóng góp vào quá trình hoạch định chính sáchquốc gia. Từ các mục tiêu trên, luận án đưa ra 4 câu hỏi nghiên cứu: Câu hỏi 1: Các yếu tố vốn đầu tư, lao động, và hạ tầng ảnh hưởng như thế nào đến tăng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: