Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo

Số trang: 41      Loại file: pdf      Dung lượng: 561.87 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm đánh giá tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo thông qua việc gia tăng thu nhập. Đánh giá tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo thông qua hiệu quả sử dụng vốn vay thể hiện qua việc trả nợ vay đúng hạn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGÔ MẠNH CHÍNH TÍN DỤNGCỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 9340201 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS Hoàng Đức 2. PGS. TS Trương Thị Hồng Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018 2 Chương 1 GIỚI THIỆU LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ 1.1. Sự cần thiết và lý do chọn đề tài Theo kết quả khảo sát của Bộ Lao động–Thương binh và xã hội (LB-TB&XH), đầu giai đoạn2011-2015 Việt Nam có trên 3 triệu hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 14,20% so tổng số hộ dân và trên 1,6 triệuhộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 7,49% so tổng số hộ dân. Tại một số vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộcthiểu số (DTTS) ở Tây Bắc, Tây Nguyên và khu vực miền núi ở một số tỉnh miền Trung có nhữnghuyện, xã tỷ lệ hộ nghèo còn trên 50% hộ nghèo, thậm chí có một số địa phương trên 70%. Số lượnghộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc ít người chiếm khoảng 50% tổng số hộ nghèo của cả nước. Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về vai trò của hệ thống tàichính vi mô (TCVM) và tín dụng vi mô (TDVM) đối với chương trình giảm nghèo của quốc gia tuynhiên các nghiên cứu này chưa đánh giá cụ thể về tác động của TDVM đối với người nghèo ở cáckhía cạnh là gia tăng thu nhập, hiệu quả sử dụng vốn vay (việc trả nợ đúng hạn) và khả năng tiếp cậncác nguồn vốn tín dụng do đó việc lựa chọn để thực hiện đề tài luận án nhằm mục đích đánh giá tácđộng tín dụng của ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Việt Nam đối với người nghèo ở các khíacạnh nêu trên. Ngân hàng CSXH Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày04/10/2002 của Thủ tướng chính phủ để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách (ĐTCS) khácthực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của chính phủ. Trải qua các giai đoạn thựchiện chương trình giảm nghèo, theo đánh giá của các bộ, ngành, các cấp ủy đảng, chính quyền địaphương các cấp và bản thân người nghèo thì tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đã tác động tíchcực đối với người nghèo và được xem là một trong những giải pháp chủ lực, góp phần mang lại thànhcông cho chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới vì vậy chúng ta phảităng cường tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo để góp phần giảm nghèonhanh và bền vững ở Việt Nam đến năm 2020. Với mục đích đánh giá chính xác, toàn diện và khách quan tác động của tín dụng ngân hàngCSXH đối với người nghèo và từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường tín dụng của ngân hàng CSXHViệt Nam đối với người nghèo nhằm không ngừng gia tăng thu nhập, khả năng tiếp cận các nguồnvốn tín dụng cho người nghèo, góp phần nâng cao cuộc sống của người nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo vàmang lại thành công cho 2 chương trình mục tiêu quốc gia: giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới, 3thực hiện đảm bảo an sinh xã hội (ASXH) ở Việt Nam chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Tín dụng củangân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo” làm đề tài nghiên cứu của mình. 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1.1. Mục tiêu tổng quát: Việc thực hiện đề tài luận án nhằm đạt được mục tiêu tổng quátsau đây: Nghiên cứu tác động tín dụng của ngân hàng CSXH đối với người nghèo ở Việt Nam trongviệc gia tăng thu nhập, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay (việc trả nợ vay đúng hạn) và khả năngtiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH. 1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể: Việc thực hiện đề tài luận án nhằm đạt được 4 mục tiêu cụ thể sauđây: (1) Đánh giá tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo thông quaviệc gia tăng thu nhập. (2) Đánh giá tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với ngườinghèo thông qua hiệu quả sử dụng vốn vay thể hiện qua việc trả nợ vay đúng hạn. (3) Đánh giá khảnăng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo. (4) Đề xuất các giải pháp tăngcường tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo. 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án được trả lời bằng các câuhỏi sau đây: (1) Tín dụng ngân hàng CSXH Việt Nam có tác động đến việc gia tăng thu nhập của ngườinghèo hay không? (2) Tín dụng ngân hàng CSXH Việt Nam có tác động đến hiệu quả sử dụng vốn (việc trả nợvay đúng hạn) của người nghèo hay không? (3) Các yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng CSXH cho ngườinghèo? (4) Giải pháp cơ bản nào góp phần tăng cường tín dụng ngân hàng CSXH Việt Nam đối vớingười nghèo để gia tăng thu nhập, trả nợ vay đúng hạn và gia tăng khả năng tiếp cận các nguồn vốntín dụng CSXH? 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với ngườinghèo trong mối quan hệ về gia tăng thu nhập, tăng cường khả năng trả nợ vay đúng hạn và khả năngtiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH cho người nghèo. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 1.3.2.1. Về không gian: Nghiên cứu tác động tín dụng của ngân hàng CSXH đối với ngườinghèo ở Việt Nam. 1.3.2.2. Về thời gian: Số liệu được sử dụng trong giai đoạn 2011 – 2016. 1.4. Phương pháp nghiên cứu 4 Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp cả 2 phương pháp nghiên cứu định tính vàphân tích định lượng để phân tích, đánh giá tác động tín dụng ngân ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: