Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật hóa học: Nghiên cứu chất ức chế xanh chiết xuất từ vỏ quả họ cam để chống ăn mòn cho thép trong môi trường axit

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.73 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án đóng góp kiến thức vào cơ sở dữ liệu khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu sử dụng các chất ức chế ăn mòn thân thiện với môi trường; tinh dầu cam với khả năng tự phân hủy sinh học, thân thiện với môi trường, là nguồn nguyên liệu dễ kiếm và phổ biến ở nước ta thì đây là cơ sở để tiến tới ứng dụng chất ức chế xanh trong bảo vệ kim loại khỏi ăn mòn. Luận án có tính thực tiễn cao bởi ứng dụng nguồn nguyên liệu có nguồn gốc thiên nhiên làm các chất ức chế ăn mòn xanh, phù hợp với xu hướng của thế giới nói chung và Việt nam nói riêng trong phát triển công nghiệp xanh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật hóa học: Nghiên cứu chất ức chế xanh chiết xuất từ vỏ quả họ cam để chống ăn mòn cho thép trong môi trường axit BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ----------- BÙI THỊ THANH HUYỀNNGHIÊN CỨU CHẤT ỨC CHẾ XANH CHIẾT XUẤT TỪ VỎ QUẢ HỌ CAM ĐỂ CHỐNG ĂN MÒN CHO THÉP TRONG MÔI TRƯỜNG AXIT Chuyên ngành: Kỹ thuật Hóa học Mã số: 62520301 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT HOÁ HỌC Hà Nội - 2015 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Bách khoa Hà NộiNgười hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Hoàng Thị Bích Thủy 2. PGS. TS. Lê Thị Hồng LiênPhản biện 1: PGS. TS. Đinh Thị Mai ThanhPhản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Xuân HoànPhản biện 3: PGS. TS. Phạm Đức RoãnLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ cấpTrường họp tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.Vào hồi:...... giờ...... ngày.......tháng ......năm.....Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1. Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường ĐHBK Hà Nội. 2. Thư viện Quốc gia Việt Nam MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài: Dung dịch axit được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như tẩy gỉdùng axit, tẩy cặn, hóa chất làm sạch, chế biến và sản xuất quặng, axit hóa giếng dầu,…[115]. Thép cacbon là một trong những vật liệu quan trọng nhất được sử dụng rộng rãitrong nhiều ngành công nghiệp bởi giá thành không cao và dễ chế tạo. Tuy nhiên, trongquá trình sử dụng, thép cacbon dễ bị ăn mòn do tương tác của nó với các dung dịchnước, đặc biệt là các dung dịch axit có nồng độ cao và ở nhiệt độ cao. Đối với dungdịch axit, sử dụng các chất ức chế ăn mòn là một trong những phương pháp hiệu quảnhất để bảo vệ kim loại khỏi ăn mòn, có thể kéo dài tuổi thọ của các công trình từ 2đến 5 lần. Việc sử dụng chất ức chế ăn mòn không chỉ ngăn chặn sự hòa tan kim loạimà còn làm giảm sự tiêu hao axit nên có tính kinh tế cao [16, 19]. Các hợp chất crômát, nitrít, các hợp chất hữu cơ có chứa vòng thơm và cácnguyên tố dị vòng,... là những chất ức chế truyền thống hiệu quả đối với nhiều kimloại và hợp kim trong các môi trường ăn mòn. Tuy nhiên, phạm vi áp dụng của cáchợp chất này ngày càng bị thu hẹp dần, có những chất đã bị cấm sử dụng do tính độchại có thể gây ưng thư và làm ô nhiễm môi trường của chúng [25]. Hiện nay, cácnghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt nam đang hướng đến các chất ức chế xanh,chất ức chế có nguồn gốc thiên nhiên, thân thiện với môi trường có thể thay thế cáchợp chất tổng hợp độc hại [20, 64, 103]. Một số nghiên cứu đã khảo sát các dịchchiết từ sản phẩm phụ, các chất thải nông nghiệp để làm các chất ức chế ăn mòn chothép cacbon trong môi trường axit như: dịch chiết vỏ chuối [44], dịch chiết vỏ tráicây (cam, xoài, chanh và hạt điều) [59, 92], bã cà phê [58], vỏ và hạt từ quả đu đủ,vỏ tỏi [58, 107] và vỏ khoai tây [111]. Kết quả cho thấy, thành phần các hợp chấthữu cơ có mặt trong dịch chiết của các sản phẩm phụ này có khả năng ức chế ăn mòncho kim loại trong môi trường axit. Ở nước ta, trồng cây ăn quả, đặc biệt là quả có múi (quả citrus) như cam, bưởi,chanh, quýt (họ Rutaceae) là một ngành sản xuất quan trọng của nền nông nghiệp.Sản lượng quả có múi không ngừng tăng lên qua các năm. Tuy nhiên, hiện nay quảcitrus chủ yếu được sử dụng để ăn tươi hoặc sản xuất đồ uống, chỉ một lượng nhỏvỏ quả citrus được sử dụng để tách chiết tinh dầu, còn phần lớn vỏ của chúng đã trởthành phế thải. Trong khi đó, vỏ quả citrus có chứa nhiều các hợp chất có ý nghĩalớn trong chế biến thực phẩm (như làm hương liệu sản xuất đồ uống); dùng trongcông nghiệp hóa chất (làm dung môi cho sơn công nghiệp, dung môi làm sạch trongngành công nghiệp điện tử, chất tẩy rửa) hay dùng để làm thuốc trong y học và đặcbiệt còn ứng dụng để sản xuất nhiên liệu [11]. Ngoài ra, theo nghiên cứu của một sốnhóm tác giả và khảo sát ban đầu của nhóm chúng tôi thì tinh dầu từ vỏ quả cam còncó tác dụng ức chế ăn mòn thép trong môi trường axit [40, 59]. Chính vì vậy, việc nghiên cứu sử dụng các dịch chiết từ vỏ quả citrus làm chấtức chế ăn mòn kim loại là một hướng đi phù hợp với xu thế bảo vệ môi trường vàphát triển bền vững không chỉ ở nước ta mà còn cả trên thế giới. Luận án “Nghiêncứu chất ức chế xanh chiết xuất từ vỏ quả họ cam để chống ăn mòn cho thép 1trong môi trường axit” được thực hiện với mục tiêu khảo sát, đánh giá khả năng ứcchế ăn mòn, nghiên cứu cơ chế ức chế ăn mòn đối với thép trong môi trường axit bởicác tinh dầu vỏ quả họ cam Việt Nam.2. Nội dung nghiên cứu của luận án- Nghiên cứu khảo sát khả năng ức chế của các dịch chiết từ vỏ quả họ cam Việt Nam đối với quá trình ăn mòn thép trong môi trường axit HCl 1N.- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: