Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đánh giá an ninh nguồn nước lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn trong điều kiện biến đổi khí hậu và phát triển lưu vực

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.25 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Nghiên cứu đánh giá an ninh nguồn nước lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn trong điều kiện biến đổi khí hậu và phát triển lưu vực" là đánh giá được tình trạng, mức độ an ninh nguồn nước của lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn trong điều kiện hiện tại và tương lai khi xét đến tác động của biến đổi khí hậu và phát triển lưu vực thông qua Khung đánh giá an ninh nguồn nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đánh giá an ninh nguồn nước lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn trong điều kiện biến đổi khí hậu và phát triển lưu vực BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI LÊ NGỌC VIÊNNGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ AN NINH NGUỒN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG VU GIA - THU BỒN TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÁT TRIỂN LƯU VỰCNgành: Thủy văn họcMã số : 9 44 02 24 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI, NĂM 2024Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Thủy lợiNgười hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS Nguyễn Mai ĐăngNgười hướng dẫn khoa học 2: GS.TS Lê Đình ThànhPhản biện 1: GS.TS Huỳnh Thị Lan Hương, Trường Đại học Tài nguyên và Môitrường Hà Nội.Phản biện 2: PGS. TS Trịnh Quang Toàn, Viện khoa học Thủy lợi Việt NamPhản biện 3: PGS.TS Hoàng Thanh Tùng, Trường Đại học Thủy lợiLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại Phòng 5 Nhà K1,Trường Đại học Thủy lợi, 175 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội, vào lúc 08 giờ 30ngày 28 tháng 02 năm 2024.Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Trường Đại học Thủy lợi MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứuAn ninh nguồn nước (ANNN) hiện nay là vấn đề có tính toàn cầu, tác động đếnhầu hết các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đặc biệt là sự sống củacon người trên toàn thế giới. Cũng như nhiều nước trên thế giới và trong khu vực,Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến việc quản lý,khai thác nguồn nước. Thực tế hiện nay cho thấy, sự gia tăng dân số cùng với sựphát triển kinh tế - xã hội (KTXH), việc khai thác, sử dụng thiếu tính bền vữngcùng với những tác động ngày càng rõ nét của biến đổi khí hậu (BĐKH) đã làmcho nguồn tài nguyên nước ngày càng suy thoái, cạn kiệt. Không nằm ngoài thựctrạng trên, việc khai thác nguồn tài nguyên nước trên lưu vực sông Vu Gia - ThuBồn (VGTB) thời gian qua đã nảy sinh nhiều bất cập và ảnh hưởng lớn đến sựphát triển kinh tế xã hội của các địa phương trên lưu vực. Tác động của thiên taivà các hoạt động phát triển trên lưu vực (PTLV) như: lũ lụt, hạn hán, xâm nhậpmặn, khai thác khoáng sản, phá rừng, sự phát triển của các thủy điện, đô thị hóa,và các hoạt động sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ,…) đã ảnh hưởngkhông nhỏ đến việc đảm bảo nguồn cung cấp nước an toàn cho các ngành dùngnước tại lưu vực.Thực tế trên cho thấy rằng cần có những đánh giá mang tính tổng hợp, toàn diệnvề mức độ đảm bảo ANNN, thực trạng khai thác, sử dụng nguồn nước từ đó cócác giải pháp quản lý nguồn nước hợp lý, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vữngtại lưu vực. Các nghiên cứu trước đây tập trung nhiều vào tính toán cân bằngnước, nghiên cứu các diễn biến mưa lũ, hạn hán, giải pháp vận hành hệ thốngliên hồ chứa,…đa phần các nghiên cứu, đề tài tập trung vào giải quyết những vấnđề, khía cạnh riêng lẻ mà chưa giải quyết các vấn đề mang tính tổng hợp, có tínhhệ thống của lưu vực. Các nghiên cứu thiên về chính sách quản trị, quản lý chưanhiều, đặc biệt là vấn đề ANNN trong điều kiện biến đổi khí hậu (BĐKH) đốivới hệ thống sông VGTB chưa được quan tâm đúng mức và vẫn còn nhiều vấnđề cần được nghiên cứu trên cơ sở khoa học một cách toàn diện và bài bản. 1Qua những phân tích trên, có thể khẳng định rằng việc nghiên cứu, đánh giá ANNNcủa lưu vực sông VGTB trong điều kiện BĐKH, PTLV là cấp thiết qua đó có thểcung cấp những thông tin có giá trị để các nhà quản lý, ra quyết định có thể thamkhảo và đưa ra các cảnh báo về ANNN, hoạch định chiến lược phát triển, quản lýnguồn tài nguyên nước trên lưu vực một cách bền vững nhất.2. Mục tiêu nghiên cứu1) Đánh giá được tình trạng, mức độ ANNN của lưu vực sông VGTB trong điều kiệnhiện tại và tương lai khi xét đến tác động của BĐKH và sự PTLV thông qua Khungđánh giá ANNN.2) Từ kết quả đánh giá tình trạng và mức độ ANNN, định hướng được các giải phápđảm bảo ANNN trong điều kiện hiện tại và tương lai.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu1) Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là tình trạng ANNN củalưu vực với các nội hàm của nó bao gồm: các yếu tố tài nguyên nước, môi trường,tác động của BĐKH, và các hoạt động phát triển KTXH trên lưu vực.2) Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian: Toàn bộ lưu vực sông VGTB bao gồm các địa phương thuộctỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng. Phạm vi thời gian: Đánh giá tình trạng ANNN lưu vực thời điểm hiện tại và tươnglai ứng với các kịch bản BĐKH năm 2050 (giữa thế kỷ) theo kịch bản phát triểnKTXH, các kịch bản BĐKH đối với tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng.4. Câu hỏi nghiên cứu và luận điểm bảo vệ4.1 Câu hỏi nghiên cứu1) Làm thế nào để đánh giá được tình hình và mức độ ANNN của lưu vực hiện tại,tương lai trong điều kiện BĐKH và phát ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: