Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học: Giao dịch dân sự có điều kiện theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (24 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ một số vấn đề lý luận của pháp luật về giao dịch dân sự có điều kiện và đánh giá thực trạng, thực tiễn áp dụng loại giao dịch này tại Việt Nam trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra các đề xuất nhằm góp phần xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật về giao dịch dân sự có điều kiện tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học: Giao dịch dân sự có điều kiện theo quy định của pháp luật dân sự Việt NamBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI PHÙNG BÍCH NGỌCGIAO DỊCH DÂN SỰ CÓ ĐIỀU KIỆN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2021 LỜI MỞ ĐẦU1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Trong pháp luật dân sự, giao dịch dân sự là một chế định xuất hiện từ sớm vàtrở thành một chế định quan trọng. Bởi giao dịch dân sự là hình thức giao lưu dân sựphong phú của con người, là một trong những phương thức hữu hiệu để các chủ thểtham gia vào quan hệ pháp luật dân sự thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Cáctranh chấp về giao dịch dân sự cũng ngày một gia tăng và mức độ phức tạp ngày càngcao đòi hỏi pháp luật về giao dịch dân sự phải hoàn thiện hơn. Trong các giao dịch dânsự chung thì có giao dịch dân sự có điều kiện là một trong những giao dịch đặc biệt vàđược các bên tham gia giao kết hợp đồng thường xuyên sử dụng. Bởi xuất phát từ tâmlý của các bên là sợ bên kia sẽ phá vỡ không thực hiện giao dịch và dẫn đến tranhchấp, do đó, các bên sẽ thường bổ sung thêm những điều kiện khi ký kết giao dịch dânsự. Vì vậy, những quy định về giao dịch dân sự có điều kiện có vai trò quan trọngtrong việc điều chỉnh những quan hệ dân sự của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, vớimột vài quy định trong BLDS năm 2015 thì nghiên cứu sinh thấy rằng quy định vềgiao dịch dân sự có điều kiện còn khá sơ sài và cho thấy sự chưa quan tâm từ các nhàxây dựng luật đối với nội dung này. Thứ nhất, khái niệm về giao dịch dân sự có điềukiện được quy định trong BLDS năm 2015 chưa đầy đủ, có sự mâu thuẫn và chưalogic với khái niệm giao dịch dân sự. Thứ hai, hiện nay, quy định về giao dịch dân sựcó điều kiện có sự chồng chéo với quy định cụ thể có liên quan tới hợp đồng có điềukiện, hứa thưởng, thi có giải,... Thứ ba, quy định liên quan tới giao dịch dân sự có điềukiện còn thiếu nhiều quy định, như là quy định như thế nào được coi là điều kiện đượccác bên lựa chọn làm điều kiện, hay quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào mộtgiao dịch dân sự có điều kiện chưa đảm bảo được tính công bằng giữa các bên. Vì vậy,việc nghiên cứu các quy định về giao dịch dân sự có điều kiện trong BLDS năm 2015là một vấn đề mang tính cấp thiết nhằm góp phần làm sáng tỏ những quy định củapháp luật liên quan tới vấn đề này, từ đó chỉ ra những vướng mắc, bất cập trong quátrình thực hiện và đề ra một số các giải pháp khắc phục.2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU- Mục đích nghiên cứu: nhằm làm rõ một số vấn đề lý luận của pháp luật về giao dịch dân sự có điều kiện và đánh giá thực trạng, thực tiễn áp dụng loại giao dịch này tại Việt Nam trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra các đề xuất nhằm góp phần xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật về giao dịch dân sự có điều kiện tại Việt Nam.- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án phải giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau đây:v Thứ nhất, nghiên cứu một số vấn đề lý luận về giao dịch dân sự có điều kiện.v Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật dân sự của Việt Nam và cácvăn bản pháp luật hiện hành về giao dịch dân sự có điều kiện trên cơ sở so sánh, đốichiếu với pháp luật về giao dịch dân sự có điều kiện ở một số quốc gia trên thế giới. 3v Thứ ba, đề xuất định hướng hoàn thiện và một số kiến nghị cụ thể nhằm hoànthiện pháp luật dân sự Việt Nam về giao dịch dân sự có điều kiện.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU- Đối tượng nghiên cứu là các quan điểm lý luận, các học thuyết về giao dịch dân sự nói chung, giao dịch dân sự có điều kiện nói riêng; các quy định pháp luật về giao dịch dân sự có điều kiện tại Việt Nam và một số nước trên thế giới; thực tiễn thực hiện pháp luật về giao dịch dân sự có điều kiện ở Việt Nam; các yêu cầu cần áp dụng để hoàn thiện khung pháp luật về giao dịch dân sự có điều kiện tại Việt Nam.- Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: + Về phương diện lý thuyết: NCS tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận vềgiao dịch dân sự có điều kiện. Cụ thể là: khái niệm, đặc điểm, điều kiện có hiệu lực,điều kiện để trở thành điều kiện trong giao dịch dân sự có điều kiện, phân loại giaodịch dân sự có điều kiện. + Về phương diện thực tiễn: NCS đánh giá thực trạng pháp luật về giao dịchdân sự có điều kiện ở Việt Nam, chỉ ra những hạn chế, bất cập của pháp luật và từ đóđưa ra các đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về giao dịch dân sự có điềukiện tại Việt Nam. Về không gian: luận án tập trung chủ yếu nghiên cứu các quy định pháp luậttrong nước, tuy nhiên, có phân tích, bình luận một số quy định của pháp luật nướcngoài như Nhật Bản, Trung Quốc, Pháp, Thái Lan,… nhằm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: