Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 331.67 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu lý luận và thực tiễn có tính hệ thống về những cơ sở pháp lý của việc Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp ở trình độ tiến sĩ. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật có giá trị cao, nhằm đáp ứng có hiệu quả các yêu cầu do thực tiễn cuộc sống đặt ra, trong quá trình thực thi pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI PHẠM THU THỦY PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNGKHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 62.38.01.07 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến PGS.TS. Phạm Hữu Nghị Phản biện 1: PGS.TS Hoàng Thế Liên Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Minh Mẫn Phản biện 3: PGS.TS Vũ Thu Hạnh Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp trườnghọp tại Trường Đại học Luật Hà Nội vào hồi ngày tháng năm 2014. Có thể tìm hiểu luận án tại: 1) Thư viện Quốc gia; 2) Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thu hồi đất nông nghiệp không đơn giản là việc làm chấm dứt quyền sử dụngđất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đối với một diện tích đất nông nghiệp nhất địnhmà còn để lại những hậu quả về kinh tế - xã hội cần kịp thời giải quyết nhằm duy trìsự ổn định chính trị, xã hội. Thực tế cho thấy đây là công việc khó khăn, phức tạp vàthường phát sinh tranh chấp, khiếu kiện về đất đai gay gắt, nóng bỏng. Theo đánhgiá của Thanh tra Chính phủ, khiếu kiện liên quan đến bồi thường khi Nhà nước thuhồi đất vẫn chiếm khoảng 70% tổng số các vụ việc khiếu kiện về đất đai. Điều nàycó nguyên nhân từ hệ thống pháp luật về thu hồi đất và bồi thường có những nộidung còn chưa phù hợp, bên cạnh đó, thực tiễn thi hành pháp luật trong lĩnh vực nàycũng còn những tồn tại, hạn chế cần giải quyết. Vì vậy, việc nghiên cứu một cáchtoàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn để đưa ra các giải pháp hoàn thiện làviệc làm cần thiết và có ý nghĩa to lớn đối với việc hoàn thiện pháp luật đất đai nóichung và hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệpnói riêng. Với ý nghĩa đó, tôi lựa chọn đề tài: “Pháp luật về bồi thường khi Nhànước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam” làm luận án tiến sĩ luật học. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm: - Hệ thống quan điểm, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhànước trong lĩnh vực đất đai nói chung và về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồiđất nói riêng. - Chính sách, pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của một sốquốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc và Singapore. - Nội dung của Luật đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành vềbồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, đồng thời có nghiên cứu nội dungLuật Đất đai sửa đổi mới được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013, sẽ có hiệu lựcthi hành vào ngày 01/07/2014. - Các thông tin, số liệu, vụ việc thực tiễn về áp dụng các quy định của phápluật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam - Các công trình khoa học về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Namnói chung và pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở ViệtNam nói riêng đã công bố trong và ngoài nước thời gian qua,… 2.2. Phạm vi nghiên cứu Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam là đề tài cóphạm vi nghiên cứu rộng, phức tạp. Trong khuôn khổ có hạn, Luận án nghiên cứunhững vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồiđất nông nghiệp ở Việt Nam trong đó tập trung đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu vấn đềbồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân;vấn đề tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nằm ngoài khuôn khổ đề tài của bảnLuận án này. 2 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu đề tài: “Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồiđất nông nghiệp ở Việt Nam” là nghiên cứu lý luận và thực tiễn có tính hệ thống vềnhững cơ sở pháp lý của việc Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp ởtrình độ tiến sĩ,. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật có giá trịcao, nhằm đáp ứng có hiệu quả các yêu cầu do thực tiễn cuộc sống đặt ra, trong quátrình thực thi pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên đây, Luận án xác định những nhiệm vụnghiên cứu cụ thể sau đây: - Phân tích khái niệm, đặc điểm của đất nông nghiệp; phân tích khái niệm,đặc điểm của thu hồi đất nông nghiệp và sự cần thiết khách quan của việc thu hồi đấtnông ngh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: