Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước về giá đất

Số trang: 30      Loại file: pdf      Dung lượng: 709.56 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên nền tảng khoa học luật hành chính, đặc điểm của giá đất và quan điểm đổi mới vai trò quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực đất đai, đề tài nghiên cứu đánh giá và hoàn thiện cơ sở lý luận, pháp luật quản lý nhà nước về giá đất, cụ thể về nguyên tắc, mục tiêu, nội dung và hình thức quản lý, chủ thể và phương pháp quản lý nhà nước về giá đất ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước về giá đất BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHÂU HOÀNG THÂN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIÁ ĐẤT Chuyên ngành: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Mã số: 9380102 HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHAN TRUNG HIỀN PGS.TS PHAN NHẬT THANH TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí MinhNgười hướng dẫn khoa học: PGS. TS Phan Trung Hiền PGS. TS Phan Nhật Thanh Phản biện 1: .............................................................................................. ............................................................................................ Phản biện 2: .............................................................................................. ............................................................................................ Phản biện 3: .............................................................................................. ............................................................................................ Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường, họp tại phòng….... Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, số 2 Nguyễn Tất Thành, quận 4, vào hồi………..….giờ…………phút, ngày………tháng……….năm 2021. Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, số 2 Nguyễn Tất Thành, quận 4 hoặc Thư viện Quốc gia. 1 PHẦN MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặcbiệt, nguồn lực to lớn của đất nước. Giá trị kinh tế của đất đai, cácnguồn thu từ đất đai được xác định và chịu ảnh hưởng bởi một yếu tốquan trọng chính là giá đất. Giá đất là cơ sở để xác định chi phí đầuvào của quá trình sản xuất, ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận đất đai;giá đất là nguyên nhân phát sinh bất đồng gay gắt trong quản lý đấtđai. Vì vậy, giá đất đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triểnkinh tế của quốc gia, sự phát triển ổn định, bền vững của xã hội. Bên cạnh đó, thực trạng quản lý giá đất, những mâu thuẫn,xung đột về giá đất ở Việt Nam đã phần nào chứng minh tính cấpthiết trong hoàn thiện vai trò quản lý của Nhà nước đối với giá đất.Những hạn chế trong quản lý nhà nước (QLNN) về giá đất là nguyênnhân của tình trạng tham nhũng, thất thu ngân sách về đất đai ngàycàng nghiêm trọng, quyền lợi của người sử dụng đất không được bảođảm, việc tiếp cận đất đai của nhà đầu tư gặp khó khăn. Các loại giáđất nhà nước tồn tại nhiều hạn chế, chưa phát huy tối ưu hiệu quảquản lý và tạo sự chênh lệch lớn với giá đất thị trường. Sự gắn kếtvai trò quản lý của Nhà nước trong sở hữu toàn dân về đất đai với giáđất trong phát triển nền kinh tế thị trường là một vấn đề rất đặc trưngtrong nghiên cứu về giá đất ở Việt Nam. Nghiên cứu, tiếp cận giải quyết vấn đề giá đất qua hoàn thiệnvai trò quản lý của Nhà nước trên nền tảng luật hành chính là rất phùhợp với thể chế quản lý đất đai ở Việt Nam và có tính mới. Mặc dùtiếp cận từ góc độ luật hành chính nhưng kết quả nghiên cứu là tiềnđề tạo nên sự đột phá về kinh tế đất đai, phát huy tối ưu tiềm lực củađất đai trong quá trình phát triển. Từ những lý do trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài“Quản lý nhà nước về giá đất” làm luận án Tiến sĩ luật học chuyênngành luật hiến pháp và luật hành chính.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài2.1. Mục đích nghiên cứu Trên nền tảng khoa học luật hành chính, đặc điểm của giá đấtvà quan điểm đổi mới vai trò quản lý của Nhà nước trong lĩnh vựcđất đai, đề tài nghiên cứu đánh giá và hoàn thiện cơ sở lý luận, phápluật QLNN về giá đất, cụ thể về nguyên tắc, mục tiêu, nội dung và 2hình thức quản lý, chủ thể và phương pháp QLNN về giá đất ở ViệtNam.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, nghiên cứu đặc điểm của giá đất, tác động của giáđất đến phát triển kinh tế - xã hội, đối tượng QLNN về giá đất ở ViệtNam; nội hàm, đặc điểm và các yếu tố tác động đến QLNN về giáđất. Xây dựng cơ sở lý luận về nguyên tắc, mục tiêu, nội dung, chủthể, hình thức và phương pháp quản lý giá đất khoa học, hiện đại vàhiệu quả trong bối cảnh nước ta hiện nay. Thứ hai, nghiên cứu, đánh giá quy định pháp luật và thựctiễn quản lý giá đất, chỉ ra những hạn chế bất cập và nguyên nhân tồntại trong QLNN về giá đất ở Việt Nam. Thứ ba, dựa trên cơ sở lý thuyết về QLNN, khung pháp luậthiện hành, đặc điểm của giá đất, luận án vận dụng lý thuyết quản trịtốt hoàn thiện QLNN về giá đất ở Việt Nam.3. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu3.1. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: luận án giới hạn phạm vi nghiên cứuvề quản lý giá đất ở Việt Nam. Phạm vi thời gian: đề tài nghiên cứu từ giai đoạn Luật Đấtđai (LĐĐ) năm 1993 đến nay và chủ yếu phân tích, đánh giá thựctrạng pháp luật giá đất trong thời kỳ LĐĐ năm 2013. Phạm vi về nội dung: luận án nghiên cứu đánh giá và đề xuấtcác giải pháp hoàn thiện công tác QLNN về giá đất ở Việt Nam.Trong cơ chế hai giá đất ở nước ta gồm giá đất nhà nước và giá đấtthị trường, với đặc điểm và cơ chế hình thành từng loại giá kết hợpbản chất của QLNN thì phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ giới hạnvề quản lý giá đất nhà nước. Tuy nhiên, trong mối quan hệ tác độngcủa hai loại giá, các nội dung của giá đất thị trường ảnh hưởng trựctiếp đến hiệu quả quản lý giá đất nhà nước cũng được xem xét giảiquyết nhằm bảo đảm tính toàn diện và tối ưu hiệu quả quản lý.3.2. Đối tượng nghiên cứu Một là, nghiên cứu, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: