Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.16 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay" nhằm nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về nợ xấu, xử lý nợ xấu của các TCTD như khái niệm, đặc điểm của nợ xấu ngân hàng, nguyên nhân của nợ xấu, mô hình xử lý nợ xấu, chủ thể, các biện pháp và nguyên tắc xử lý nợ xấu của NHTM.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HOÀI PHƯƠNG XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 9 38 01 07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2023 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘINgười hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Thị Thu ThủyPhản biện 1: PGS.TS. Tăng Văn NghĩaPhản biện 2: PGS.TS. Phạm Thị Giang ThuPhản biện 3: PGS.TS. Dương Đăng Huệ Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện,tại: Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nộivào hồi giờ ngày tháng năm 202 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện KHXH MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Nợ xấu có tác động tiêu cực không chỉ đối với các NHTM mà cònđối với nền kinh tế. Trong những năm gần đây, nợ xấu trong hệ thống ngânhàng đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên đến nay nhiều khoản nợ xấu vẫnchưa được xử lý dứt điểm, cần phải tiếp tục xử lý. Điều này dẫn những tácđộng tiêu cực đối với cả NHTM và nền kinh tế. (i) Đối với các NHTM: nợ xấu làm cho nguồn vốn của các NHTMbị thất thoát, lợi nhuận bị sụt giảm, gây ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực tàichính, khả năng mở rộng hoạt động của NHTM cũng như uy tín, niềm tincủa xã hội đối với NHTM bị suy giảm. Kết quả là làm giảm khả năng huyđộng vốn của NHTM, nghiêm trọng hơn nó có thể dẫn đến rủi ro thanhkhoản, đe dọa sự ổn định của hệ thống ngân hàng. (ii) Đối với khách hàng: Nợ xấu sẽ làm tăng chi phí hoạt động, tănggánh nặng trả nợ cho NHTM, làm giảm tốc độ chu chuyển vốn với NHTMgây ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ cả hai bên, từ đó uy tín của kháchhàng sẽ bị giảm sút khá lớn khiến cho các NHTM có các biện pháp hạn chếcho khách hàng vay vốn. (ii) Đối với nền kinh tế: Nợ xấu sẽ hạn chế khả năng khách hàngtiếp cận vốn vay của ngân hàng vì lý do lãi suất và điều kiện vay vốn. Ởmức độ cao hơn, nếu nợ xấu của một NHTM ở mức quá cao và không đượcgiải quyết kịp thời có thể dẫn đến đổ vỡ của NHTM và tiếp theo đó là hiệuứng dây chuyền đối với hệ thống các NHTM. Chính vì vậy, việc quyết liệt xử lý nợ xấu luôn được Đảng, Nhà nướcquan tâm, chỉ đạo các bộ, ngành và hệ thống ngân hàng quyết liệt thực hiện nhằmmang đến những chuyển biến tích cực cho toàn bộ xã hội. Tuy nhiên, để thựchiện có hiệu quả công tác xử lý nợ xấu, cần thiết phải có cơ chế phù hợp và mộthệ thống các văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể, đầy đủ. Về cơ chế xử lý nợ xấu, thị trường mua bán nợ Việt Nam chưa pháttriển, đến nay những đơn vị được tham gia mua nợ chỉ có DATC, VAMC vàcác AMC của TCTD. Cũng do khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thựchiện những quy định tại Luật Đầu tư 2020, Luật 69/2014/QH13, nhà đầu tưnước ngoài chưa thể tham gia hoạt động xử lý nợ xấu tại Việt Nam. 1 Ngày 21/6/2017, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số42/2017/QH14về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Nghịquyết này có hiệu lực trong 05 năm từ ngày 15/8/2017 và được Quốc hộikhoá XV thống nhất kéo dài thời hạn áp dụng đến 31/12/2023 tại kỳ hợpthứ 3. Nghị quyết 42/2017/QH14 cho phép áp dụng nhiều chính sách mới(so với pháp luật hiện hành) về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợxấu, góp phần tạo lập cơ sở pháp lý thuận lợi hơn cho việc xử lý nợ xấu.Nghị quyết này được ban hành hứa hẹn mang lại những bước chuyển mớitrong xử lý nợ xấu tại Việt Nam hiện nay. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Xử lý nợ xấu của ngân hàngthương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay” làm đề tài Luận án tiến sĩ luậthọc của mình. Việc triển khai nghiên cứu nhằm hệ thống hoá các vấn đề về lýluận, phân tích thực trạng pháp luật liên quan đến việc xử lý nợ xấu của cácNHTM ở Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiệnpháp luật liên quan đến việc xử lý nợ xấu của NHTM ở Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luậnvà thực trạng pháp luật về xử lý nợ xấu của các NHTM ở Việt Nam hiệnnay, từ đó đề xuất các định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện khung khổpháp luật về xử lý nợ xấu của các NHTM để xử lý nợ xấu hiệu quả. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án đưa ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: Thứ nhất, nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về nợ xấu, xử lýnợ xấu của các TCTD như khái niệm, đặc điểm của nợ xấu ngân hàng,nguyên nhân của nợ xấu, mô hình xử lý nợ xấu, chủ thể, các biện pháp vànguyên tắc xử lý nợ xấu của NHTM. Thứ hai, làm rõ đặc điểm và cấu trúc của pháp luật về xử lý nợ xấucủa NHTM, các yếu tố tác động tới pháp luật về xử lý nợ xấu của NHTM.Nghiên cứu kinh nghiệm pháp luật về xử lý nợ xấu của một số quốc gia trênthế giới như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Malaysia... Thứ ba, nghiên cứu thực trạng các quy định của pháp luật hiện hànhvề xử lý nợ xấu của các NHTM ở Việt Nam và phân tích, đánh giá tình hình 2thực thi pháp luật về xử lý nợ xấu của các NHTM ở Việt Nam hiện nay. Thứ tư, đề xuất các định hướng, giải pháp, kiến nghị nhằm hoànthiện khung khổ pháp luật về xử lý nợ xấu của NHTM ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định pháp luật về xử lýnợ xấu của NHTM ở Việt Nam và tình hình thực thi các quy định pháp luậtvề xử lý nợ xấu của NHTM hiện nay. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: