Danh mục

Tóm tắt luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu khả năng sản xuất của một số tổ hợp lợn lai giữa cái VCN-MS15 với đực ngoại ở Thừa Thiên Huế

Số trang: 57      Loại file: pdf      Dung lượng: 647.12 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt luận án "Nghiên cứu khả năng sản xuất của một số tổ hợp lợn lai giữa cái VCN-MS15 với đực ngoại ở Thừa Thiên Huế" nhằm nghiên cứu sử dụng giống lợn VCN-MS15 và lai tạo ra các nhóm nái lai có khả năng sinh sản cao, các tổ hợp lợn lai thương phẩm có năng suất và chất lượng thịt cạnh tranh, phù hợp với điều kiện của Thừa Thiên Huế nói riêng và miền Trung nói chung để từ đó đa dạng hóa giống lợn và tăng tính lựa chọn nhằm phục vụ sản xuất là rất cần thiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu khả năng sản xuất của một số tổ hợp lợn lai giữa cái VCN-MS15 với đực ngoại ở Thừa Thiên Huế 1 ÂAÛI HOÜC HUÃÚ TRÆÅÌNG ÂAÛI HOÜC NÄNG LÁM LÃ ÂÆÏC THAÛO NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP LỢN LAI GIỮA CÁI VCN-MS15 VỚI ĐỰC NGOẠI Ở THỪA THIÊN HUẾ TOÏM TÀÕT LUÁÛN AÏN TIÃÚN SÉ NÄNG NGHIÃÛP Chuyãn ngaình: Chàn nuäi Âäüng váût Maî säú: 62 62 01 05 NGÆÅÌI HÆÅÏNG DÁÙN KHOA HOÜC PGS.TS. PHUÌNG THÀNG LONG PGS.TS. LÃ ÂÇNH PHUÌNG HUÃÚ – 2017 2 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế. Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Phùng Thăng Long 2. PGS.TS. Lê Đình Phùng Phản biện luận án 1: Phản biện luận án 2: Phản biện luận án 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế họp tại: Đại học Huế, số 03 Lê Lợi, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế Vào hồi: giờ ngày tháng năm 2017 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế. 3 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng, giống là yếu tố tiền đề, đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế. Mỗi một giống lợn đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định liên quan đến khả năng sản xuất. Một trong những giải pháp để hạn chế những nhược điểm và phát huy ưu điểm của mỗi giống là sử dụng lai tạo. Thừa Thiên Huế, một tỉnh của miền Trung có điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt, điều kiện kinh tế còn kém phát triển, đầu tư cho chăn nuôi còn hạn chế. Chăn nuôi lợn trong nông hộ, gia trại với giống lợn nái Móng Cái, lợn nái lai 1/2 giống Móng Cái và lợn thịt 1/2 và 1/4 giống Móng Cái là phổ biến và được cho là phù hợp với điều kiện của địa phương. Tuy nhiên, giống lợn này có khả năng sinh trưởng chậm, tỷ lệ nạc trong thân thịt còn thấp. Để cải thiện sức sản xuất của đàn lợn, gần đây đã có một số nghiên cứu ứng dụng các giống lợn mới như Pietrain, Duroc trong lai tạo. Các kết quả lai tạo với các giống lợn này là rất khả quan, góp phần thúc đẩy phát triển chăn nuôi ở Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thịt lợn có chất lượng cao ở Thừa Thiên Huế, cần phải có thêm các giống lợn/tổ hợp lai có năng suất sinh sản cao, sinh trưởng nhanh và chất lượng thịt tốt để đa dạng hóa giống lợn và tăng tính lựa chọn nhằm phục vụ sản xuất. Trong bối cảnh đó, một trong những hướng nghiên cứu khả thi, cần được tiếp tục là sử dụng lai tạo để cải thiện năng suất sinh sản, sức sản xuất thịt và đặc biệt là chất lượng thịt của đàn lợn và tạo ra các sản phẩm đặc thù phù hợp với điều kiện của địa phương, phục vụ sản xuất có hiệu quả. Giống lợn Meishan có nguồn gốc từ Trung Quốc là một giống lợn nổi tiếng thế giới về khả năng sinh sản cao và thịt thơm ngon. Giống lợn Meishan đã được nhập khẩu vào Châu Âu và Mỹ từ những năm 80 của thế kỷ trước để khai thác đặc tính mắn đẻ và đẻ sai con của chúng. Giống lợn Meishan được đưa vào Việt nam cuối năm 2010 và đầu năm 2011 (Trịnh Hồng Sơn, 2010; Phạm Duy Phẩm, 2014). Kết quả khảo nghiệm cho thấy giống lợn này ưu việt hơn giống lợn Móng Cái (Viện chăn nuôi Quốc gia, 2014), đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống mới với tên gọi VCN-MS15, và được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và 4 Phát triển Nông thôn, 2014). Tuy nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu và công bố nào về việc sử dụng giống lợn VCN-MS15 trong lai tạo ở Thừa Thiên Huế nói riêng và miền Trung nói chung. Việc nghiên cứu sử dụng giống lợn VCN-MS15 và lai tạo ra các nhóm nái lai có khả năng sinh sản cao, các tổ hợp lợn lai thương phẩm có năng suất và chất lượng thịt cạnh tranh, phù hợp với điều kiện của Thừa Thiên Huế nói riêng và miền Trung nói chung để từ đó đa dạng hóa giống lợn và tăng tính lựa chọn nhằm phục vụ sản xuất là rất cần thiết. Vì vậy tôi đã tiến hành đề tài luận án “Nghiên cứu khả năng sản xuất của một số tổ hợp lợn lai giữa cái VCN-MS15 với đực ngoại ở Thừa Thiên Huế” 2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI Nghiên cứu sử dụng giống lợn VCN-MS15 trong lai tạo các tổ hợp lợn lai và đánh giá năng suất sinh sản, năng suất, chất lượng thịt của các tổ hợp lợn lai 1/2, 1/4 giống VCN-MS15 trong điều kiện chăn nuôi tỉnh Thừa Thiên Huế, làm cơ sở khuyến cáo đa dạng hóa giống lợn và sử dụng các tổ hợp lai khác nhau có giống VCN-MS15 để cải thiện năng suất, chất lượng thịt và hiệu quả chăn nuôi lợn ở Thừa Thiên Huế và các tỉnh có điều kiện tương đồng ở miền Trung. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 3.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung thêm tư liệu khoa học về đặc điểm sinh lý sinh dục và khả năng sinh sản của lợn nái VCN-MS15 và 1/2 giống VCNMS15. - Đóng góp các kết quả nghiên cứu mới về khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của các tổ hợp lợn lai mới có 1/2 giống VCN-MS15 là F1(Pietrain x VCNMS15), F1(Duroc x VCN-MS15) và 1/4 giống VCN-MS15 gồm Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15), Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) và Landrace x F1(Duroc x VCNMS15). 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án là cơ sở để cơ quan chuyên môn có thể khuyến cáo, và người chăn nuôi lựa chọn và áp dụng các nhóm nái lai và các tổ hợp lợn lai khác nhau có giống VCN-MS15 vào sản xuất nhằm nâng cao khả năng sinh sản, năng suất chất lượng thịt và hiệu quả trong chăn nuôi lợn ở Thừa Thiên Huế và miền Trung. - Làm phong phú thêm tư liệu cho công tác nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực chăn nuôi lợn. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng lai giống ở lợn trên thế giới 1.1.1. Ứng dụng lai giống nâng cao năng suất sinh sản Các tính trạng sinh sản thường có hệ số di truyền thấp nên năng suất sinh sản chịu ảnh hưởng lớn bởi lai tạo và các yếu tố ngoại cảnh như điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, thời tiết khí hậu. Do vậy, để nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái cần nghiên cứu chọn tạo ra các giống, các tổ hợp lai mới có khả năng sinh sản tốt, mặt khác cần chú ý nghiên cứu tác động lên các nhân tố n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: