Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nuôi trồng thủy sản: Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và sản xuất giống nhân tạo nghêu lụa (Paphia undulata)

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.16 MB      Lượt xem: 52      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu các chỉ tiêu kỹ thuật sản xuất giống nghêu lụa: nghiên cứu kỹ thuật nuôi vỗ thành thục và kích thích sinh sản nghêu bố mẹ, nghiên cứu kỹ thuật ương nuôi ấu trùng giai đoạn trôi nổi, giai đoạn sống đáy và nghêu giống. Nghiên cứu kỹ thuật vận chuyển nghêu lụa giống.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nuôi trồng thủy sản: Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và sản xuất giống nhân tạo nghêu lụa (Paphia undulata) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG VŨ TRỌNG ĐẠI NGHIÊN CỨU Đ C ĐI SINH HỌC SINH SẢN VÀ SẢN XUẤT GIỐNG NHÂN TẠO NGHÊU Paphia undulata (Born, 1780) TÓ TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Khánh Hòa – 2022 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Nha Trang Người hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: TS. Ngô nh Tuấn Hướng dẫn 2: PGS. TS. Ngô Thị Thu Thảo - Phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Phú Hòa - Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Duy Quỳnh Trâm - Phản biện 3: GS. TS. Trương Quốc Phú Luận án được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án Tiến sĩ cấp trường tại Trường Đại học Nha Trang vào lúc ..... giờ ....... ngày ...... tháng ... ...năm ........ Có thể tìm hiểu Luận án tại: Thư viện Quốc gia Thư viện Trường ĐH Nha Trang MỞ ĐẦU Nghêu lụa Paphia undulata thuộc họ nghêu Veneridae, là loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ có hàm lượng dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Trong cơ thịt tươi của nghêu lụa có hàm lượng protein chiếm 12,8%, hàm lượng của 18 axit amin chiếm 46,21% khối lượng khô, trong đó 8 axit amin thiết yếu chiếm tỷ lệ 34,67%. Thịt nghêu lụa có các axit béo chưa bão hòa với tỷ lệ 51,9%, trong đó DHA và EPA là 32,8%. Thịt nghêu lụa còn có hàm lượng taurine cao (3,02% khối lượng khô) và Kali (3,41% khối lượng khô). Trên thế giới, nghêu lụa là đối tượng khai thác chính ở các nước: Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Philippines.... Ở nước ta, các loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalvia) là những đối tượng nuôi phổ biến, có giá trị kinh tế và đã trở thành mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn, được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng. Hiện nay nghêu lụa đang được khai thác ở các t nh ven biển miền Trung và các t nh khu vực Tây Nam Bộ (Kiên Giang và Cà Mau), mà chưa có bất cứ hoạt động nuôi thương phẩm nào nên sản lượng không ổn định, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Ở nước ta các nghiên cứu về nghêu lụa ở mới thực hiện về đặc điểm phân bố, sinh trưởng, hiện trạng khai thác và thông tin ban đầu về m a vụ sinh sản; Các nghiên cứu chuyên sâu mang tính hệ thống về đặc điểm sinh học sinh sản và các thông số kỹ thuật thích hợp cho sản xuất giống nhân tạo đối tượng nghêu lụa chưa được thực hiện. Đáp ứng yêu cầu thực tiễn trên, luận án: Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và sản xuất giống nhân tạo nghêu lụa Paphia undulata (Born, 1780)” được thực hiện với mục tiêu: ục tiêu tổng quát: xác định được các thông số kỹ thuật thích hợp trong sản xuất giống làm cơ sở khoa học xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nghêu lụa. ục tiêu cụ thể: 1. Xác định được các đặc điểm sinh học sinh sản của nghêu lụa. 1 2. Xác định được hệ thống các thông số kỹ thuật thích hợp trong sản xuất giống nghêu lụa, từ kỹ thuật nuôi vỗ, kích thích sinh sản nghêu bố mẹ đến kỹ thuật ương nuôi ấu tr ng và nghêu giống; từ đó xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo nghêu lụa tại Khánh Hòa. Để đạt được mục tiêu trên, luận án thực hiện các nội dung: 1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của nghêu lụa 2. Nghiên cứu các ch tiêu kỹ thuật sản xuất giống nghêu lụa: nghiên cứu kỹ thuật nuôi vỗ thành thục và kích thích sinh sản nghêu bố mẹ, nghiên cứu kỹ thuật ương nuôi ấu tr ng giai đoạn trôi nổi, giai đoạn sống đáy và nghêu giống. Nghiên cứu kỹ thuật vận chuyển nghêu lụa giống. 3. Thực nghiệm sản xuất giống và xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo nghêu lụa. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Luận án là nguồn tài liệu cung cấp cơ sở dữ liệu về đặc điểm sinh học sinh sản của nghêu lụa, góp phần quan trọng phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu và cung cấp cơ sở khoa học quan trọng phục vụ cho việc xây dựng chính sách bảo vệ và khai thác bền vững nguồn lợi nghêu lụa ngoài tự nhiên. Kết quả nghiên cứu xác định được các thông số thích hợp trong sản xuất giống nghêu lụa là cơ sở quan trọng để xây dựng thành công quy trình sản xuất giống, chủ động được nguồn giống nhân tạo có chất lượng đáp ứng cho nhu cầu nuôi thương phẩm nghêu lụa, nh m phát triển kinh tế biển. Đồng thời, việc nghiên cứu xây dựng thành công qui trình sản xuất giống nhân tạo nghêu lụa, tiến tới phát triển nghề nuôi thương phẩm, giúp giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động ven biển. Những đóng góp mới của luận án: Luận án là công trình nghiên cứu có hệ thống và đầy đủ nhất về đối tượng nghêu lụa lần đầu tiên công bố ở trong nước, từ đặc điểm sinh học sinh sản đến kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo: Đặc điểm sinh học sinh sản của nghêu lụa: Tại Khánh Hòa, quá tr ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: