Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Phân tích năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 572.45 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (25 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong luận án này, tác giả mong muốn đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của toàn ngành chế biến thuỷ sản ở Việt Nam, làm rõ được các mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng mang tính quyết định đến năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam, đề xuất chính sách và giải pháp thiết thực nhằm xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững cho ngành chế biến thuỷ sản Việt nam trong điều kiện hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Phân tích năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Là một ngành kinh tế truyền thống, ngành thuỷ sản nước ta đã nắm bắtnhanh xu hướng hội nhập, khai thác hiệu quả các lợi thế cạnh tranh và dầnkhẳng định là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực, có sự phát triểnkhởi sắc nhất thời gian qua. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành chế biến thuỷ sản thời gian qua cũngđã đặt ra cho các nhà quản lý một số vấn đề cấp cách cần quan tâm, nhằmphát triển ngành chế biến thuỷ sản một cách bền vững. Một trong nhữngvấn đề nổi bật là ngành chưa khẳng định được vị thế cạnh tranh trên thịtrường quốc tế, và năng lực cạnh tranh của toàn ngành chưa có được sự ổnđịnh cần thiết. Để có thể xây dựng các lợi thế cạnh tranh mang tính bền vững cho lĩnhvực chế biến thuỷ sản phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, ngànhchế biến thuỷ sản cần có những hướng đi và giải pháp tổng thể cải thiệnnăng lực cạnh tranh của toàn ngành. Như vậy, việc nghiên cứu một cáchtổng thể thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thuỷ sản ViệtNam, phân tích và đánh giá những lợi thế cạnh tranh của ngành chế biếnthuỷ sản Việt Nam, tìm ra những yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến việccủng cố và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, làm cơ sở cho việc đềra những định hướng, giải pháp phát triển bền vững ngành chế biến thuỷsản Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu Ở nước ngoài, đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến các vấn đề lýluận về năng lực cạnh tranh nói chung và năng lực cạnh tranh của ngành chếbiến thủy sản nói riêng. Ở Việt Nam, có nhiều nghiên cứu khoa học của cácnhà khoa học về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, về các yếu tố ảnhhưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhưng chưa có công trìnhnào nghiên cứu toàn diện, hoàn chỉnh cả về lý luận và thực tiễn về vấn đề nângcao năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thủy sản Việt Nam. 3. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu của luận án Trong luận án này, tác giả mong muốn đánh giá thực trạng năng lựccạnh tranh của ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam, xác định các yếu tố ảnhhưởng đến năng lực cạnh tranh của toàn ngành chế biến thuỷ sản ở ViệtNam, làm rõ được các mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng mang tính 2quyết định đến năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam,đề xuất chính sách và giải pháp thiết thực nhằm xây dựng lợi thế cạnh tranhbền vững cho ngành chế biến thuỷ sản Việt nam trong điều kiện hội nhậpsâu vào nền kinh tế thế giới. 4. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu của luận án Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu chính là ngành chế biến thuỷ sảncủa Việt Nam, bao gồm các doanh nghiệp trong nước (kể cả doanh nghiệpcó vốn đầu tư nước ngoài) chế biến các sản phẩm có nguồn gốc từ thuỷ sảnphục vụ cho nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó,nghiên cứu cũng đề cập đến các ngành đầu vào (phụ trợ) bao gồm các ngànhcung cấp nguyên liệu (nuôi trồng, đánh bắt) và cung cấp thiết bị, dịch vụphục vụ hoạt động chế biến thuỷ sản và ngành đầu ra bao gồm các doanhnghiệp kinh doanh thương mại giữ vai trò là nhà phân phối các sản phẩmthuỷ sản chế biến ở thị trường trong nước và ngoài nước (nhà nhập khẩu). 5. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng kết hợp hai cách tiếp cận là phân tích định lượng vàđịnh tính để trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Mô hình Kim cương của M. Porter được sử dụng để phân tích các yếu tốảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam. 6. Những đóng góp khoa học của luận án Luận án đã hệ thống hoá những vấn đề chung về năng lực cạnh tranhcủa ngành, đưa ra quan điểm về năng lực cạnh tranh của ngành, xây dựngphương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành và vai trò của cácyếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thuỷ sản ViệtNam. Luận án đề xuất khuôn khổ nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngànhchế biến thủy sản, trong đó nêu rõ: Năng lực cạnh tranh ngành là khả năng cạnh tranh tổng thể dựa trên khảnăng cạnh tranh của các doanh nghiệp và các lợi thế quốc gia của ngành. Năng suất không phải là yếu tố duy nhất thể hiện năng lực cạnh tranhcủa ngành. Lợi thế cạnh tranh quốc gia có ảnh hưởng quan trọng, thậm chí mang tínhquyết định đến việc tạo dựng và duy trì năng lực cạnh tranh của một ngành. Những lợi thế tự nhiên truyền thống không còn là yếu tố lợi thế quyếtđịnh đến lợi thế cạnh tranh quốc gia, mà chính môi trường cạnh tranh trongnước, nhu cầu của thị trường trong nước là nền tảng cho việc xây dựng nănglực cạnh tranh của một ngành. 3 Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và hỗ trợ các ngànhtrong việc tận dụng các lợi thế quốc gia và xây dựng năng lực cạnh tranh. Luận án cũng đã phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranhcủa ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam, phân tích các yếu tố tiềm năng vàlợi thế của Việt Nam trong quá trình phát triển ngành chế biến thuỷ sản, từđó phát hiện những vấn đề đặt ra cho ngành chế biến thuỷ sản Việt Namtrong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới. Qua việc phân tích các thông tinvà dữ liệu thu thập được, luận án đã đánh giá chính xác và khách quan thựctrạng năng lực cạnh tranh và những yếu tố rào cản ảnh hưởng đến nâng caonăng lực cạnh tranh của ngành chế biến thủy sản Việt Nam hiện nay, bêncạnh một số lợi thế cạnh tranh nhất định so với các quốc gia khác trên thếgiới như: lợi thế tự nhiên, sức cầu trong nước, môi trường cạnh tranh trongnước v.v…Nghiên cứu cho thấy những kết quả hiện tại của ngành mới chủyếu đạt được trên cơ sở khai thác và tận dụng các lợi thế tự nhiên (ưu đãi vềnguồn tài nguyên thiên nhiên, lợi thế về lao động) mà chưa được đặt trênmột nền móng vững chắc của c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: