Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công nghiệp: Quản lý thay đổi tại các doanh nghiệp viễn thông trong bối cảnh chuyển đổi số

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 595.45 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của tóm tắt luận án "Quản lý thay đổi tại các doanh nghiệp viễn thông trong bối cảnh chuyển đổi số" là đánh giá thực trạng quản lý thay đổi tại các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số trên cơ sở các lý thuyết mới nhất về quản lý thay đổi, các đánh giá được lượng hóa cụ thể; từ đó, đề xuất các khuyến nghị để tăng cường quản lý thay đổi ở các doanh nghiệp viễn thông nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số tại các doanh nghiệp này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công nghiệp: Quản lý thay đổi tại các doanh nghiệp viễn thông trong bối cảnh chuyển đổi số BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI PHẠM MINH HOÀNG QUẢN LÝ THAY ĐỔI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Ngành: Quản lý công nghiệp Mã số: 9510601TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP Hà Nội - 2024 Công trình được hoàn thành tại: Đại học Bách Khoa Hà NộiNgười hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Đại học Bách khoa Hà Nội họp tại Đại học Bách khoa Hà Nội Vào hồi …….. giờ, ngày ….. tháng ….. năm ………Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1. Thư viện Tạ Quang Bửu – Đại học Bách khoa Hà Nội 2. Thư viện Quốc gia Việt Nam GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LUẬN ÁN1. Tính cấp thiết của đề tài Chuyển đổi số là một trong những chủ đề được bàn luận nhiều trongsuốt thập niên qua do tính tất yếu của chúng cho sự phát triển bền vữngcủa mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp. Việt Nam được đánh giá là mộttrong những quốc gia có hành động kịp thời trong xây dựng và hoàn thiệncác quy định pháp luật, định hình chiến lược phát triển trong tiến trìnhchuyển đổi số nền kinh tế. “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đếnnăm 2025, định hướng đến năm 2030” của Chính Phủ với tầm nhìn 10năm sẽ thay đổi toàn diện đất nước khi đặt ra các mục tiêu cụ thể: ViệtNam sẽ thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử; kinh tế sốđóng góp 30% GDP; năng suất lao động hằng năm tăng tối thiểu 8%;mọi người dân có cơ hội tiếp cận, trải nghiệm các dịch vụ thiết yếu thôngminh... Theo nhận định của Ngân hàng thế giới , Việt Nam đang ở giaiđoạn xây dựng tầng thứ nhất và thứ hai của quá trình chuyển đổi số nềnkinh tế; cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, nền kinhtế thị trường và sáu ưu tiên quan trọng của nền kinh tế số (4L2C): “Liênkết - Lao động - Logistics - Lòng tin - Chính phủ điện tử - Chi trả online”.Trong đó, yếu tố Liên kết nhằm cải thiện tính liên kết người tiêu dùngvới internet tốc độ cao và giá cả phải chăng; yếu tố Lòng tin của ngườisử dụng được thực hiện thông qua bảo đảm các vấn đề liên quan đến bảomật dữ liệu, an ninh mạng và hệ thống luật pháp công khai, minh bạchđối với hệ thống doanh nghiệp. Bối cảnh chuyển đổi số quốc gia, xây dựng kinh tế số, chính phủ số,hạ tầng số đã tạo cơ hội phát triển mới cho các doanh nghiệp viễn thôngmở rộng phát triển năng lực, thị trường mới, doanh thu mới. Chính phủđã giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp viễn thông trong việc phát triển,làm chủ các công nghệ số, hạ tầng số, nền tảng số để phục vụ phát triểnkinh tế số của đất nước. Mặt khác, bối cảnh chuyển đổi số cũng gây áplực rất mạnh mẽ tới sự tiềm năng phát triển và sự tồn tại của các doanhnghiệp viễn thông, khi các đối thủ cạnh tranh quốc tế, trong nước liên tụcđưa ra các dịch vụ mới hấp dẫn giá rẻ cạnh tranh với các dịch vụ viễnthông truyền thống của các nhà mạng. Các doanh nghiệp viễn thông ViệtNam, theo sách trắng của Bộ Thông tin truyền thông, gồm gần 90 doanh 1nghiệp viễn thông, với 5 nhóm loại hình dịch vụ viễn thông chính có độphủ rộng khắp trên toàn quốc, gồm: viễn thông cố định mặt đất, viễnthông cố định vệ tinh, viễn thông di động mặt đất, viễn thông di động vệtinh, viễn thông di động hàng hải; có tổng doanh thu khoảng 21 tỷ USDnăm 2023, dự kiến 25 tỷ USD vào năm 2025, với tỷ lệ đóng góp đáng kểvào GDP quốc gia khoảng 5-5.2%. Tuy nhiên, kể từ 2017, nằm trong xuthế suy giảm tăng trưởng của ngành viễn thông thế giới từ 2012, doanhthu của ngành viễn thông có xu thế suy giảm rõ rệt, và ngày càng chậmso với tăng trưởng GDP của đất nước, từ năm 2022 đã đi vào giai đoạnbão hòa. Do đó, từ năm 2018, các doanh nghiệp viễn thông xác định phảichuyển đổi số một cách mạnh mẽ, vừa để phát triển doanh nghiệp, vừatrở thành đầu tàu là xương sống cho quốc gia, cho các ngành các doanhnghiệp khác chuyển đổi số. Tuy nhiên, thay đổi tổ chức là một nhiệm vụ đầy rủi ro, và chuyểnđổi số là thay đổi có cấp độ ở mức độ cao nhất, chưa từng có tiền lệ, dođó lại càng tiềm ẩn các rủi ro lớn. Theo thống kê trên toàn thế giới 70%các thay đổi tại các doanh nghiệp là thất bại. Theo Forbe dẫn từ tổ chứcBáo cáo Việt Nam vào năm 2019, trung bình chỉ có một trong tám dự ánchuyển đổi kỹ thuật số của các doanh nghiệp thành công và hơn 50% dựán thất bại hoàn toàn. Quản lý thay đổi đã được các cấp quản lý nhậnđịnh là một trong ba mối lo lắng hàng đầu của các nhà quản lý, và là mộttrong sáu năng lực mà các doanh nghiệp cần làm chủ. Bên cạnh đó, mộtsố nghiên cứu đã chỉ ra rằng quản lý thay đổi giúp tăng cường năng lựccạnh tranh về yếu tố công nghệ số của doanh nghiệp. Do đó, việc làmchủ năng lực Quản lý thay đổi trở nên rất cần thiết trong bối cảnh CĐS.Tuy nhiên, các nghiên cứu về quản trị thay đổi trong bối cảnh chuyển đổisố là còn chưa có nhiều, các nghiên cứu hiện có chủ yếu quản lý thay đổicho từng dự án riêng lẻ của các bối cảnh truyền thống (thời đại Internet),thực sự chưa hỗ trợ nhiều cho các nhà quản lý trong bối cảnh chuyển đổisố ở đó các thay đổi diễn ra đồng thời trên nhiều lĩnh vực của tổ chức,cũng như liên tục xuất hiện đồng thời một cách bất ngờ và mục tiêu cũngthay đổi và không cố định. Do đó, nghiên cứu quản lý thay đổi tại các doanh nghiệp viễn thôngtrong bối cảnh chuyển đổi số trở nên cấp thiết, đem lại nhiều lợi íchkhông chỉ cho các doanh nghiệp viễn thông mà cho toàn xã hội. 22. Mục đích và câu hỏi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý thayđổi tại các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổisố trên cơ sở các lý thuyết mới nhất về quản l ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: