Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Ảnh hưởng của tự chủ đại học đến đào tạo, nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 388.06 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của tóm tắt luận án "Ảnh hưởng của tự chủ đại học đến đào tạo, nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam" là phân tích đánh giá ảnh hưởng của tự chủ đại học đến đào tạo, nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện tự chủ đại học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học ở các cơ sở này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Ảnh hưởng của tự chủ đại học đến đào tạo, nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam ĐH QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN CÔNG ƯỚC ẢNH HƯỞNG CỦA TỰ CHỦ ĐẠI HỌC ĐẾN ĐÀO TẠO, NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục Mã số: 9 14 01 14 HÀ NỘI – 2024 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Mai Trọng Nhuận TS. Nguyễn Đức Huy Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ họp tại: Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2024Có thể tìm hiểu luận án tại:– Thư viện Quốc gia Việt Nam– Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh quốc tế cao như hiện nay đòi hỏi GDĐHViệt Nam phải có sự đổi mới trong quản trị sao cho phù hợp. Thực tế TCĐH những nămqua đã cho thấy việc thực hiện tự chủ các cơ sở GDĐH bước đầu đạt được một số kết quảđáng khích lệ. Những đổi mới này đã khiến cho các cơ sở GDĐH đạt được những thành tựunhất định và được xã hội chấp nhận, trong đó quan trọng nhất là đã góp phần tạo ra các thếhệ nguồn lực con người, nhân tố quyết định đến sự phát triển của Việt Nam. Bên cạnh những kết quả đạt được, TCĐH của nước ta hiện nay vẫn còn tồn tại mộtsố hạn chế, bất cập. Những bất cập từ nhiều phía đã hạn chế hiệu quả của việc thực hiện tựchủ của các cơ sở GDĐH; tự chủ chưa thực sự trở thành động lực giúp các cơ sở GDĐHphát huy khả năng chủ động, sáng tạo, nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường cạnh tranhvà đa dạng hoá các loại hình giáo dục trong hệ thống GDĐH... Từ những hạn chế này đãdẫn đến: Hệ thống GDĐH công lập Việt Nam đang bị đánh giá phát triển chậm hơn nhiềuso với các quốc gia trong khu vực trong việc chuyển đổi cơ chế quản lý tập trung từ trungương sang giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục; Số cơ sở GDĐH không cần dựa vàonguồn đầu tư của nhà nước không nhiều và phần lớn trong số này vẫn chủ yếu sống dựa vàocác nguồn thu từ học phí, lệ phí (chiếm trên 80%?), và rất ít từ các khoản thu hợp phápkhác; Tỷ lệ nguồn thu từ các hoạt động NCKH và chuyển giao công nghệ của hệ thốngGDĐH Việt Nam còn vô cùng hạn chế; Khả năng tự học và tự nghiên cứu của SV Việt Namnhìn chung còn tương đối yếu, dẫn đến sự năng động trong học tập và chủ động hội nhậpquốc tế còn hạn chế. Kết quả là trong con mắt của các nhà tuyển dụng cả trong lẫn ngoàinước, phần lớn sinh viên Việt Nam tốt nghiệp ra trường thường ít có tinh thần trách nhiệmtrong công việc, ý thức kỷ luật vẫn còn rất kém, đặc biệt là các kỹ năng xử lý tình huốngtrong công việc1; Như vậy, có thể thấy: TCĐH ở Việt Nam đang còn tồn tại một số hạn chế trên cảphương diện quản lý nhà nước đối với quyền tự chủ của các cơ sở GDĐH cũng như việc sửdụng quyền tự chủ đó của các cơ sở này. Những hạn chế này đã tác động trực tiếp tới sứcmạnh của cả nguồn lực con người lẫn nguồn lực tài chính, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đếnhoạt động đào tạo và NCKH của các cơ sở GDĐH. Chính vì vậy, nghiên cứu ảnh hưởng củaTCĐH đối với hoạt động đào tạo và hoạt động NCKH trong các cơ sở GDĐH là vô cùng cầnthiết. Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Ảnh hưởng của tự chủ đại học đến đàotạo, nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam” để thôngqua nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tự chủ, TCĐH, những quyền tự chủ của các cơ sởGDĐH công lập được luật pháp quy định, cũng như kinh nghiệm TCĐH của một số quốcgia trên thế giới, đánh giá thực trạng ảnh hưởng của TCĐH đến đào tạo và NCKH trong cáccơ sở GDĐH công lập ở Việt Nam. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả1 Tiger (2019). Tôi thất vọng chất lượng sinh viên Việt sau 20 năm đi tuyển dụng, trong: https://vnexpress.net/y-kien/toi-that-vong-chat-luong-sinh-vien-viet-sau-20-nam-di-tuyen-dung-3996381.html 1quyền tự chủ của các cơ sở GDĐH, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và NCKH ở cáccơ sở này.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu2.1. Mục đích nghiên cứu Phân tích đánh giá ảnh hưởng của TCĐH đến đào tạo, NCKH trong các cơ sở GDĐHcông lập ở Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quảthực hiện tự chủ đại học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và NCKH ở các cơ sở này.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, luận án có một số nhiệm vụ cụ thể: - Tổng quan tình hình nghiên cứu các công trình trong và ngoài nước về vấn đề tựchủ của các trường ĐH công lập, từ đó có những đánh giá khái quát về phạm vi và mức độnghiên cứu của các công trình này, xác định những kiến thức kế thừa và làm rõ những vấnđề cần được tiếp tục làm rõ trong luận án; - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tự chủ đại học của các cơ sở GDĐH công lập, vai trò,nội dung tự chủ đại học của các cơ sở GDĐH công lập ở nước ta; Lý luận ảnh hưởng củaTCĐH đến đào tạo và NCKH; - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới tự chủ đại học công lập và thông qua đó ảnhhưởng đến đào tạo và NCKH của cơ sở GDĐH công lập; - Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của tự chủ của các cơ sở GDĐH công lập đến đàotạo, NCKH; - Kiến nghị, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quyền tự chủ của cáccơ sở GDĐH ở Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và NCKH ở các cơ sở này.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Ảnh hưởng của TCĐH đến đào tạo, NCKH của các cơ sở GDĐH công lập ở nước ta3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Về nội dung: luận án nghiên ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: