Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Tác động của nợ công đến an ninh kinh tế ở Việt Nam

Số trang: 28      Loại file: docx      Dung lượng: 77.98 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Tác động của nợ công đến an ninh kinh tế ở Việt Nam

Mô tả cơ bản về tài liệu:

Luận án làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tác động của nợ công đến an ninh kinh tế của Việt Nam; làm rõ các tác động tích cực, tiêu cực của nợ công đến an ninh kinh tế ở Việt Nam; đánh giá được các thành tựu, hạn chế và nguyên nhân; từ đó, đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của nợ công đến an ninh kinh tế ở Việt Nam đến năm 2030.

Nội dung trích xuất từ tài liệu:

Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Tác động của nợ công đến an ninh kinh tế ở Việt Nam 1 ỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  TRẦN TRUNG HẢI 2 3 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ Đà CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Tác giả (2016), Những vấn đề đặt ra đối với đảm bảo an ninh tài chính   tiền tệ  quốc gia từ  góc độ  nợ  công của Việt Nam , Sách tham khảo: Vận dụng  một số nội dụng khoa học chính trị trong công tác công an, Nxb CTQG, Hà Nội. 2.  Tác giả  (2016),  Những vấn đề  đặt ra trong quản lý nợ  công, Tạp chí  Kinh tế và dự báo, số 12. 3. Đồng tác giả (2018), Tác động tiêu cực của nợ công đến an ninh kinh tế   Việt Nam, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, số 3. 4. Tác giả (2018), Rủi ro nợ công của Việt Nam hiện nay: Thực trạng và   giải pháp, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 20. 5. Tác giả  (2018), Giải pháp phòng ngừa tác động tiêu cực của nợ  công   đến an ninh kinh tế của Việt Nam hiện nay , Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình  Dương, số 520. 6. Tác giả  (2018), Quản lý nợ  công  ở  Việt Nam hiện nay: Thực trạng và   giải pháp, Tạp chí Kinh tế Châu Á ­ Thái Bình Dương, số 521. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Đa số  các kết quả  nghiên cứu về  nợ  công  ở  quốc tế  và Việt Nam đều  thống nhất rằng nợ  công có tác động tích cực và tiêu cực đến ANKT của mỗi  quốc gia. Tùy thể chế, điều kiện của mỗi quốc gia để xây dựng các chiến lược,  kế hoạch, giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực  của nợ công đến ANKT, tuy nhiên, những nguy hiểm từ nợ công đối với ANKT   vẫn luôn rình rập mỗi quốc gia, đặc biệt sau khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp,   Ailen và một số nước Châu Âu khiến hàng loạt quốc gia “vỡ nợ”. Bên cạnh những tác động tích cực, nhiều quốc gia trên thế giới đã phải tập  trung mọi nguồn lực để hạn chế, khắc phục những tác động tiêu cực của nợ công  đến ANKT, chẳng hạn như Chính phủ Hy Lạp đã phải triển khai hàng loạt các biện  pháp hà khắc như “thắt lưng, buộc bụng”, cắt giảm phúc lợi, cắt giảm lao động để  cứu vãn nền kinh tế và được nhận các gói cứu trợ từ bên ngoài. Hay hàng loạt các   quốc gia như Sri Lanka, Turkmenistan, Djibuoti đã phải nhượng bộ các lợi ích quốc   gia và chủ quyền cho chủ nợ vì mất khả năng tài chính để thanh toán các khoản nợ  nước ngoài đến hạn Có thể nói tác động của nợ công đến ANKT các quốc gia trên   thế giới đang khiến nhiều chính phủ đau đầu để tìm cách giải quyết nhằm đảm bảo  an ninh tài chính quốc gia và an toàn nợ công. Đối với Việt Nam, nguồn vốn vay từ nợ công qua các nguồn ODA, ưu đãi   nước ngoài đã góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế,  hàn gắn vết thương chiến tranh, đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,   đưa Việt Nam thoát khỏi ngưỡng một nước nghèo vào năm 2011. Tuy nhiên, nợ  công Việt Nam tăng quá nhanh, tăng gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế; trong  bối cảnh Việt Nam đã tốt nghiệp IDA, và sắp tới sẽ  tốt nghiệp ADF, đồng   nghĩa với những khó khăn trong huy động vốn vay nước ngoài đặt Chính phủ  trước những rủi ro và lo ngại về bền vững tài khóa. Những yếu kém trong thống   kê, quản lý, sử  dụng nợ công; tình trạng tội phạm tham nhũng, lãng phí, những  hiện tượng tiêu cực như đội vốn, chậm tiến độ trong sử dụng vốn vay nợ công  tại các công trình, dự  án trọng điểm đang tác động sâu sắc đến tư  tưởng và  niềm tin quốc gia cũng như hạng mức tín nhiệm quốc tế, tạo điều kiện cho kẻ  địch lợi dụng xuyên tạc, phá hoại. Trước yêu cầu của lý luận và thực tiễn, xét  thấy cần có nghiên cứu chuyên sâu nhằm đánh giá tác động của nợ  công đến  ANKT của Việt Nam, từ  đó đề  xuất các phương hướng, giải pháp thiết thực,  khả thi nhằm đảm bảo ANKT quốc gia. Do đó, tác giả đã lựa chọn  đề tài “Tác   động của nợ công đến an ninh kinh tế ở Việt Nam”  làm luận án tiến sĩ kinh tế,  chuyên ngành kinh tế chính trị.  2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về  tác động của nợ  công đến   an ninh kinh tế của Việt Nam; Nghiên cứu làm rõ các tác động tích cực, tiêu cực  của nợ công đến ANKT ở Việt Nam; đánh giá được các thành tựu, hạn chế  và   nguyên nhân; từ đó, đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm phát huy tác  động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của nợ công đến ANKT ở Việt Nam đến   năm 2030. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ sau:  Một là, tổng quan những công trình nghiên cứu về  tác động của nợ  công  đến ANKT đã được công bố ở quốc tế và trong nước liên quan trực tiếp đến đề  tài luận án để  kế  thừa những kết quả  nghiên cứu và làm sáng tỏ  thêm vấn đề  đang đặt ra. Hai là, nghiên cứu xây dựng một số  vấn đề  lý luận về  tác động của nợ  công đến ANKT ở Việt Nam. Ba là,  nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng nợ  công Việt Nam từ  năm 1986 đến 31/12/2017; nghiên cứu, làm rõ những tác động tích cực và tiêu cực  của nợ công đến an ninh kinh tế của Việt Nam. Bốn là, đề  xuất một số  dự  báo, phương hướng và giải pháp nhằm phát  huy tác động tích cực, giảm thiểu tác động tiêu cực của nợ  công đến an ninh   kinh tế ở Việt Nam đến 2030. 3. Về đối tượng, phạm vi nghiên cứu  3.1. Đối tượng nghiên cứu  Luận án nghiên cứu những tác động tích cực và tiêu cực của nợ công đến   an ninh kinh tế dưới góc độ kinh tế chính trị.  3.2. Phạm vi nghiên cứu  Về  nội dung: Luận án nghiên cứu tổng nợ  công theo quy định của Luật  QLNC năm 2009 có so sánh, bổ sung Luật QLNC năm 2017, và các tác động tích   cực, tiêu cực của nợ công đến an ninh kinh tế ở Việt Nam. Về  không gian: Luận án tập trung nghiên cứu tác động của nợ  công đến  an ninh kinh tế trong phạm vi nền kinh tế Việt Nam. Về   thời   gian:  Nghiên   cứu   tình   hình   nợ   công   từ   năm   1986   đến   hết  31/12/2017. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: