Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Stress ở cha mẹ của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 711.29 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của Luận án là nghiên cứu lý luận và thực trạng stress ở cha mẹ của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ, trên cơ sở đó thực nghiệm liệu pháp can thiệp tâm lý nhằm giảm thiểu stress có hại ở cha mẹ của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Stress ở cha mẹ của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ MAI HƢƠNGSTRESS Ở CHA MẸ CỦA TRẺCÓ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 9.31.04.01TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI - 2020 Công trình được hoàn thành tại:KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC - TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘINgười hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS TRẦN THỊ LỆ THU 2. PGS.TS PHAN THỊ MAI HƢƠNGPhản biện 1: PGS.TS Lê Văn Hảo Viện Tâm lí họcPhản biện 2: PGS.TS Nguyễn Thị Mai Lan Học viện KHXH- Viện Hàn Lâm KHXH VNPhản biện 3: PGS.TS Trương Thị Khánh Hà Trường ĐHKHXHNV - ĐHQG Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở tại khoa Tâm lý - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào ….. giờ......, ngày…. tháng….. năm 2020 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong những thập kỷ qua, thuật ngữ stress đã trở nên ngày càng phổ biến trongcác ngành khoa học hành vi và sức khỏe; nhiều phương pháp điều trị đã được áp dụngtrong nỗ lực giải quyết vấn đề sức khỏe phức tạp này (Papathanasiou và cộng sự, 2015).Stress là cách cơ thể phản ứng với bất kỳ loại nhu cầu hoặc mối đe dọa nào. Phản ứngstress là cách cơ thể bảo vệ chúng ta. Khi làm việc đúng cách, nó giúp con người tậptrung, tràn đầy năng lượng và tỉnh táo. Trong tình huống khẩn cấp, stress có thể cứumạng hoặc cho con người thêm sức mạnh để tự vệ (Segal và cộng sự, 2019), người tagọi là stress có lợi (Eustress). Vấn đề stress đã được rất nhiều nhà khoa học đặc biệt làtâm lý học và y học quan tâm nghiên cứu. Nhưng stress vượt quá ngưỡng sẽ gây thiệt hạivề thể chất, cảm xúc và tâm lý (Gregory Fricchione, 2016), đây là loại stress có hại(Distress) nên cần có biện pháp khắc phục, giảm thiểu ảnh hưởng của nó. 1.2. Tự kỷ hay rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) đều là những thuật ngữ nói đến mộtnhóm của các rối loạn phức tạp trong sự phát triển của não bộ, được đặc trưng bởi nhữngkhó khăn và thiếu hụt trong tương tác xã hội, giao tiếp bằng lời và không lời, các hành vi,sở thích định hình lặp lại. Với bản chất là khiếm khuyết trong tương tác xã hội và rối loạnvề cảm giác, trẻ RLPTK gặp nhiều khó khăn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, từ việchọc nói cho đến giao tiếp, ứng xử, điều chỉnh và thể hiện cảm xúc, học tập cho đến cuộcsống độc lập và công việc khi trưởng thành. Những khó khăn này ở trẻ RLPTK cũng gâyra khá nhiều khó khăn và stress cho gia đình trẻ, đặc biệt là những người chăm sóc trựctiếp (Sander và cộng sự, 2010). Trẻ RLPTK gần như chỉ nhận được sự hỗ trợ chính từ giađình, cụ thể là bố mẹ, ông bà hoặc các cá nhân, tổ chức xã hội từ thiện dưới những hìnhthức khác nhau (Trần Văn Công, 2013). Cha mẹ chăm sóc trẻ có RLPTK thường báo cáo mức độ stress có hại, trầm cảm và lolắng gia tăng. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm lý, thể chất và xã hội của cha mẹ của trẻRLPTK không được đáp ứng sẽ cản trở hoạt động thích nghi của gia đình cũng như khả năngđược can thiệp, hỗ trợ dành cho trẻ RLPTK (Catalano và cộng sự, 2018). Các bà mẹ có con bị chứng RLPTK có thể bị stress có hại (Silva và Schalock, 2012) gấpbốn lần so với các bà mẹ của đứa trẻ khác nhóm và mức độ stress gấp đôi so với những bà mẹcó con bị chậm phát triển (Estes và cộng sự, 2009; Rodrigue và cộng sự, 1990; Schieve vàcộng sự, 2007; Silva và Schalock, 2012). Khi phát hiện con mình mắc RLPTK, cha mẹ trẻRLPTK có sự thay đổi lớn về các trạng thái tâm lý cá nhân; bầu không khí tâm lý trong giađình; thay đổi hoạt động sống của cá nhân; có sự suy tư, xáo trộn trong đời sống tình cảmvợ/chồng và con cái cũng như các thành viên trong gia đình; các mối quan hệ xã hội. Quátrình chuyển đổi này dẫn đến những tâm trạng nhất định khi các bậc cha mẹ chưa thích nghiđược, chưa thể chấp nhận được với hoàn cảnh mới này của bản thân và gia đình (Nguyễn ThịQuyên và Nguyễn Thị Mai Lan, 2013). 1.3. Trong những năm qua, với sự tiến bộ của khoa học, nhiều yếu tố đã được xácđịnh là nguồn gây stress, như sinh học, hóa chất, vi sinh vật, tâm lý, văn hóa xã hội và môitrường. Mỗi cách tiếp cận diễn giải stress theo một cách khác nhau, có cách coi stress nhưlà một sự kích thích, có cách coi stress như một phản ứng hoặc như một sự tương tác(Papathanasiou và cộng sự, 2015). Stress đã được nhiều tác giả trong nước và ngoài nước nghiên cứu với các cách tiếpcận khác nhau trên những đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay vẫn thiếu vắng các 2nghiên cứu về stress ở cha mẹ của trẻ có RLPTK. Việc nghiên cứu stress ở cha mẹ của trẻcó RLPTK ở Việt Nam sẽ mang lại ý nghĩa về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Câu hỏiđược đặt ra là: Cha mẹ của trẻ có RLPTK có bị stress có hại không? Nếu có thì mức độ vàbiểu hiện stress có hại ở cha mẹ trẻ được thể hiện như thế nào? Những yếu tố nào tác độngđến tình trạng stress ở cha mẹ trẻ RLPTK? Ứng phó với stress ở cha mẹ trẻ RLPTK nhưthế nào và có liên quan ra sao đến tình trạng stress? Liệu pháp tâm lý có thể hỗ trợ làmgiảm stress của cha mẹ không? Vì những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Stress ở cha mẹ của trẻ córối loạn phổ tự kỷ” nhằm mô tả những biểu hiện stress ở cha mẹ của trẻ có RLPTK, pháthiện các tác nhân gây stress và cách ứng phó của họ với stress, từ đó áp dụng liệu pháptham vấn tâm lý hỗ trợ giảm stress cho cha mẹ của trẻ có RLPTK.2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và thực trạng stress ở cha mẹ của trẻ có RLPTK, trên cơ sở đó thựcnghiệm liệu pháp can thiệp tâm lý nhằm giảm thiểu stress có hại ở cha mẹ ...

Tài liệu được xem nhiều: