Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hiệu quả giảm đau sau mổ mở ổ bụng của phương pháp truyền liên tục levobupivacain 0,2% vào vết mổ qua catheter nhiều lỗ bên

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 473.62 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài trình bày: So sánh hiệu quả giảm đau sau mổ mở ổ bụng giữa truyền liên tục vào vết mổ levobupivacain 0,2% qua catheter nhiều lỗ bên với hai phương pháp morphin đường tĩnh mạch do bệnh nhân tự kiểm soát và truyền liên tục ngoài màng cứng hỗn hợp levobupivacain 0,125% - fentanyl 2mcg/ml; Đánh giá ảnh hưởng của ba phương pháp giảm đau sau mổ trên đến tình trạng vết mổ và hồi phục chức năng tiêu hóa; Nhận xét một số ảnh hưởng lên tuần hoàn, hô hấp và tác dụng không mong muốn của ba phương pháp giảm đau sau mổ trên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hiệu quả giảm đau sau mổ mở ổ bụng của phương pháp truyền liên tục levobupivacain 0,2% vào vết mổ qua catheter nhiều lỗ bên BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 LÊ SÁU NGUYÊN NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU SAU MỔ MỞ Ổ BỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN LIÊN TỤC LEVOBUPIVACAIN 0,2% VÀO VẾT MỔ QUA CATHETER NHIỀU LỖ BÊN Chuyên ngành: Gây mê hồi sức Mã số: 62.72.01.22 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Hà Nội – Năm 2019 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS Nguyễn Quốc Kính Phản biện 1: …………………………………………………………. Phản biện 2: …………………………………………………………. Phản biện 3: …………………………………………………………. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện vào hồi: giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc Gia 2. Thư viện Viện NCKH Y Dược lâm sàng 108 ĐẶT VẤN ĐỀ Đau sau mổ luôn là mối quan tâm của cả người bệnh và thầy thuốc. Đau sau mổ có ảnh hưởng lớn tới tâm lý và quá trình phục hổi của người bệnh. Trên thực tế, đau sau mổ có ảnh hưởng nhiều tới tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, nội tiết... và làm chậm thời gian phục hồi của người bệnh [104]. Mặc dù có nhiều phương pháp giảm đau sau mổ đã được áp dụng tuy nhiên việc quản lý đau sau mổ vẫn còn gặp nhiều khó khăn do mỗi phương pháp giảm đau cũng có những chỉ định và chống chỉ định khác nhau [27] [76] [104]. Có nhiều phương pháp giảm đau sau mổ đã được áp dụng, trước đây việc sử dụng morphin được coi là tiêu chuẩn vàng trong điều trị đau. Từ thập niên 80 trở lại đây, các phương pháp giảm đau được nghiên cứu và áp dụng với mong muốn giảm dần việc sử dụng morphin [98]. Giảm đau đa phương thức được coi là xu hướng mới với nguyên tắc phối hợp các phương pháp khác nhau để nâng cao hiệu quả giảm đau và giảm liều thuốc, đặc biệt là giảm liều opioid [27] [104] [101]. Sau phẫu thuật ổ bụng, có nhiều phương pháp giảm đau đã được áp dụng. Giảm đau do bệnh nhân tự điều khiển bằng opioid đường tĩnh mạch có hiệu quả tốt, tuy nhiên vẫn còn nhiều tác dụng không mong muốn như buồn nôn, nôn… [85]. Truyền liên tục ngoài màng cứng mang lại hiệu quả rất tốt. Tuy nhiên, có nguy cơ sảy ra các tai biến nguy hiểm như gây tê tủy sống toàn bộ, nhiễm trùng và tổn thương thần kinh trung ương… [3]. Ngoài ra, một số tác dụng không mong muốn hay gặp của gây tê ngoài màng cứng như tụt huyết áp, ức chế vận động dẫn tới phải truyền thêm dịch, hạn chế vận động sớm [3] [26]. Truyền liên tục thuốc tê vào vết mổ là phương pháp duy trì thuốc tê liên tục tại vị trí phẫu thuật. Việc sử dụng các catheter có nhiều lỗ bên với kích thước nhỏ làm tăng khả năng cung cấp thuốc tê đều khắp vết mổ. Truyền liên tục thuốc tê tại vết mổ không gây ảnh hưởng tới thần kinh giao cảm như gây tê tủy sống, gây tê ngoài màng cứng, tuy nhiên ảnh hưởng lên vết mổ và toàn thân cũng chưa rõ ràng. [58] [60] [78] [117]. Trên thế giới, phương pháp giảm đau bằng truyền liên tục thuốc tê vào vết mổ qua catheter đa ống thông kích thước nhỏ được áp dụng trên nhiều loại phẫu thuật như phẫu thuật cột sống [33], phẫu thuật vào khớp, phẫu thuật thoát vị bẹn, phẫu thuật cắt tuyến vú và các phẫu thuật vào ổ bụng cũng như lồng ngực [33] [53] [73] Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào sử dụng catheter nhiều lỗ bên để giảm đau sau phẫu thuật ổ bụng. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu trên với các mục tiêu: 1. So sánh hiệu quả giảm đau sau mổ mở ổ bụng giữa truyền liên tục vào vết mổ levobupivacain 0,2% qua catheter nhiều lỗ bên với hai phương pháp morphin đường tĩnh mạch do bệnh nhân tự kiểm soát và truyền liên tục ngoài màng cứng hỗn hợp levobupivacain 0,125% - fentanyl 2mcg/ml. 2. Đánh giá ảnh hưởng của ba phương pháp giảm đau sau mổ trên đến tình trạng vết mổ và hồi phục chức năng tiêu hóa. 3. Nhận xét một số ảnh hưởng lên tuần hoàn, hô hấp và tác dụng không mong muốn của ba phương pháp giảm đau sau mổ trên. Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Đau sau phẫu thuật ổ bụng 1.1.1 Giải phẫu thành bụng 1.1.2 Các đường mở vào ổ bụng 1.1.3. Cơ chế gây đau sau phẫu thuật vào ổ bụng Phẫu thuật vào ổ bụng thường là phẫu thuật lớn, gây tổn thương nhiều mô, tổ chức. Chính vì vậy phẫu thuật vào ổ bụng có thể gây đau từ mức độ vừa tới mức độ nhiều. Phẫu thuật vào ổ bụng có 2 nguồn gây đau là đau có nguồn gốc từ thành bụng và đau có nguồn gốc từ các tạng trong ổ bụng. [16] [36] 1.1.3.1 Cơ chế gây đau ở tạng Các tạng trong ổ bụng thường được chi phối bởi các dây thần kinh có nguồn gốc từ đám rối dương bao gồm dây thần kinh lang thang và một số dây thần kinh từ hạch giao cảm cạnh sống. Một số nhánh của đám rối dương tách ra đi tới ruột tạo thành đám rối Auerback và đám rối Meissner [2]. Tại các tạng trong ổ bụng, không có nhiều các thụ cảm thể cảm nhận đau do các nguyên nhân cơ học như khâu, cắt… [115]. * Thiếu máu Cơ chế thiếu máu gây nên cơn đau tại tạng cũng giống như ở những mô khác, dựa trên tổng hợp các sản phẩm acid chuyển hóa cuối cùng hay từ mô thương tổn, như bradykinin, enzyms ly giải proteine hay những chất dẫn truyền khác tại các điểm mút thần kinh. Sau phẫu thuật các vùng bị thiếu máu như các miệng nối, các vùng bị tổn thương mạch máu cũng chịu ảnh hưởng tương tự và gây ra cảm giác đau. Mức độ đau phụ thuộc vào mức độ tổn thương do thiếu máu gây nên [36] [121]. * Kích thích hóa học Trong một số trường hợp như thủng tạng rỗng, dịch acid từ dạ dày hoặc các dịch tiêu hóa từ ruột non sẽ chảy vào ổ bụng. Dịch này có thể làm tổn thương phúc mạc do đó, một loạt kích thích sẽ bùng phát và cơn đau dữ dội sẽ xảy ra. Trong phẫu thuật vào ổ bụng khi sử dụng các ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: