Luận án "Đặc điểm phát triển địa hình trong mối liên quan với địa động lực hiện đại đới đứt gãy sông Hồng" thực hiện nghiên cứu với mục tiêu nhằm làm rõ mối liên quan đặc điểm phát triển địa hình với kiến tạo trẻ và địa động lực hiện đại đới đứt gãy sông Hồng từ Pliocene đến này. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sỹ: Đặc điểm phát triển địa hình trong mối liên quan với địa động lực hiện đại đới đứt gãy sông HồngVIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN ĐỊA CHẤT ----------- ----------- Ngô Văn Liêm ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN ĐỊA HÌNH TRONG MỐI LIÊN QUAN VỚI ĐỊA ĐỘNG LỰC HIỆN ĐẠI ĐỚI ĐỨT GÃY SÔNG HỒNG Chuyên ngành: Địa mạo và Cổ địa lý Mã số: 62.44.72.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ Hµ Néi - 2011 Công trình được hoàn thành tại Viện Địa chất - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Phan Trọng Trịnh Viện Địa chất - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2. TS. Vy Quốc Hải Viện Địa chất - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Phản biện 1: PGS.TS. Đặng Văn Bào Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Phát triển đô thị Đại học - ĐHQG Hà Nội Phản biện 2: PGS.TS. Tạ Trọng Thắng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội Phản biện 3: PGS.TS. Hạ Văn Hải Trường Đại học Mỏ - Địa chất Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp viện họp tại Viện Địa chất - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi ...... giờ ...... ngày ...... tháng ...... năm 2011. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam, - Thư viện Viện Địa chất. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Đới đứt gãy Sông Hồng (ĐGSH) đóng vai trò quan trọng trong bình đồ kiến tạo khu vực Châu Á và được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới chủ yếu tập trung về cấu trúc địa chất và kiến tạo mà chưa quan tâm nhiều đến vai trò và ý nghĩa địa mạo của chúng. Mặt khác, các nghiên cứu vẫn đang tồn tại nhiều tranh luận sổi nổi; còn thiếu hoặc còn nhiều điểm chưa thống nhất về chuyển dịch theo phương ngang và phương thẳng đứng của địa hình trong giại đoạn PliocenĐệ tứ. Địa hình khu vực thể hiện khá rõ các dấu hiệu của đứt gãy trẻ nhưng hoạt động động đất lại khá yếu trong giai đoạn gần đây,… Do vậy, việc nghiên cứu đặc điểm phát triển địa hình trong mối liên quan với địa động lực hiện đại khu vực là cần thiết và cấp bách nhằm bổ sung và hỗ trợ tương hỗ lẫn nhau. Nghiên cứu đặc điểm phát triển địa hình cho phép xác định tốc độ biến dạng địa hình trong khoảng thời gian dài nhưng độ chính xác lại hạn chế. Còn nghiên cứu, định lượng các chuyển dịch kiến tạo hiện đại cho kết quả có độ chính xác cao nhưng khoảng thời gian lại không đủ lớn. Như vây, nghiên cứu đặc điểm phát triển địa hình được bổ sung và kiểm chứng bởi các kết quả nghiên cứu về địa động lực hiện đại. Ngược lại, các kết quả về địa động lực hiện đại được soi sáng bởi các kết quả về sự phát triển địa hình trong khoảng thời gian dài. Từ đó cho phép đánh giá, dự báo một cách chính xác hơn về sự phát triển địa hình và các quá trình địa động lực hiện đại cũng như các hệ quả của chúng (đặc biệt là tai biến động đất) trong tương lai. Các vấn đề nêu trên là lý do để NCS chọn đề tài: “Đặc điểm phát triển địa hình trong mối liên quan với địa động lực hiện đại đới ĐGSH”. 2. Mục tiêu của luận án: Làm sáng tỏ mối liên quan giữa đặc điểm phát triển địa hình với kiến tạo trẻ và địa động lực hiện đại đới đứt gãy Sông Hồng từ Pliocene đến nay. 3. Nhiệm vụ của luận án: (1) Nghiên cứu đặc điểm địa mạo đới đứt gãy Sông Hồng; (2) Nghiên cứu đặc điểm kiến tạo trẻ và địa động lực nội sinh hiện đại từ Pliocen tới nay; (3) Phân tích mối quan hệ giữa đặc điểm địa hình hiện tại với chế độ địa động lực từ Pliocene tới nay và tai biến động đất liên quan. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Là các dạng địa hình được hình thành hoặc bị biến dạng bởi các quá trình địa động lực nội sinh từ Pliocene đến nay. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi thời gian: Từ Pliocen (N2) đến nay. - Phạm vi không gian: Là một phần đới ĐGSH và khu vực lân cận từ Lào Cai tới Việt Trì, trong giới hạn kinh tuyến từ 103013’ đến 105043’ và vĩ tuyến từ 21012’ đến 22052’. 5. Những điểm mới: - Xác định được 3 giai đoạn phát triển của địa hình trong khoảng từ Pliocen tới nay với xu thế tăng dần của chuyển động thẳng đứng và giảm dần của chuyển động ngang. Tốc độ chuyển động thẳng đứng (nâng) từ ~0.12 ÷ ~0.3mm/năm trong Pliocen đến ~0.7 ÷ ~1.2mm/năm trong Đệ tứ muộn; tốc độ chuyển động ngang giảm từ ~1.8mm/năm trong giai đoạn Pleistocen sớm - giữa đến dưới 1mm/năm ở hiện tại. - Chuyển động thẳng đứng tạo ra 9 bề mặt địa hình; chuyển động ngang tạo ra các chấn đoạn đứt gãy, trong đó xác định được vị trí và kích thước của 5 chấn đoạn đứt gãy hoạt động chính có khả năng gây động đất cực với magnitude từ 6.3 đến 7.0 độ Richter. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: Ý nghĩa khoa học: Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận của việc nghiên cứu mối quan hệ giữa quá trình phát triển địa hình với kiến tạo trẻ và địa động lực hiện đại, đặc biệt là việc ứng dụng các công nghệ mới trong nghiên cứu và các phương pháp bán định lượng, định lượng trong phân tích, đánh giá. Kết quả nghiên cứu còn góp phần làm sáng tỏ đặc điểm hoạt động và vai trò phân đới của ĐGSH trong giai đoạn hiện đại. Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần lý giải nguyên nhân và cơ chế c ...