Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu diễn biến bồi lắng lòng hồ Hòa Bình và phân tích một số nguyên nhân gây bồi lắng làm cơ sở khoa học cho việc quản lý bền vững hồ

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 456.82 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (24 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm nghiên cứu, đánh giá hiện trạng, diễn biến bồi lắng lòng hồ Hòa Bình và phân tích một số nguyên nhân gây bồi lắng, làm cơ sở cho việc đề xuất một số giải pháp hạn chế bồi lắng, góp phần quản lý sử dụng bền vững hồ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu diễn biến bồi lắng lòng hồ Hòa Bình và phân tích một số nguyên nhân gây bồi lắng làm cơ sở khoa học cho việc quản lý bền vững hồ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ---------- Nguyễn Thị Hồng ChiênNGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN BỒI LẮNG LÒNG HỒ HÒABÌNH VÀ PHÂN TÍCH MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂYBỒI LẮNG LÀM CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC QUẢN LÝ BỀN VỮNG HỒ TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Hồng Chiên NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN BỒI LẮNG LÒNG HỒ HÒA BÌNH VÀ PHÂN TÍCH MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY BỒI LẮNG LÀM CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC QUẢN LÝ BỀN VỮNG HỒChuyên ngành: Khoa học Môi trườngMã số : 60440301 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC CHÍNH: TS. Nguyễn Thị Phương Loan NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PHỤ: PGS.TS. Dương Hồng Sơn Hà Nội - 2015 TÓM TẮT LUẬN VĂN Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Hồng Chiên Giới tính: Nữ Ngày sinh: 16/5/1977 Nơi sinh: Hà Nam Chuyên ngành: Khoa học Môi trường Mã số: 60440301 Người hướng dẫn khoa học chính: TS. Nguyễn Thị Phương Loan Người hướng dẫn khoa học phụ: PGS.TS. Dương Hồng Sơn Tên đề tài luận văn: “Nghiên cứu diễn biến bồi lắng lòng hồ HòaBình và phân tích một số nguyên nhân gây bồi lắng làm cơ sở khoa họccho việc quản lý bền vững hồ” 1 MỞ ĐẦU Công trình thủy điện Hòa Bình được thiết kế phục vụ đa mụctiêu, bao gồm tích nước cắt lũ cho hạ lưu, cung cấp nguồn nước phục vụsản xuất điện, cấp nước tưới cho nông nghiệp, cải thiện giao thông thuỷvà nuôi trồng thuỷ sản... Công trình đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế vàxã hội, đặc biệt sau khi đường dây tải điện 500KV Bắc - Nam hoànthành đã cho phép dòng điện của Hòa Bình đi khắp mọi miền đất nước. Việc đắp đập ngăn sông tạo hồ chứa đã làm thay đổi sâu sắc chếđộ thủy văn - thủy lực của dòng sông Đà và sông Hồng. Tốc độ dòngchảy khi vào hồ bị giảm đột ngột, nước từ trạng thái động chuyển sangtrạng thái tĩnh làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủy sinh, chất lượngnước và tổng lượng bùn cát trong hồ. Hồ Hòa Bình đã chính thức tích nước và điều tiết từ năm 1989.Trong suốt quá trình hoạt động của hồ Hòa Bình đã có hơn 1,4 tỷ m3bùn cát bồi lắng tại lòng hồ và cũng đã có khá nhiều công trình nghiêncứu liên quan đến vấn đề bồi lắng lòng hồ liên tục được triển khai, côngbố. Tuy nhiên, những nghiên cứu trước đây mới chỉ xem xét, đánh giátừng giai đoạn hoạt động cụ thể mà chưa đánh giá được tổng thể mức độbồi lắng lòng hồ theo không gian và thời gian, đặc biệt khi công trìnhthủy điện Sơn La đi vào hoạt động, hồ Hòa Bình đã chịu tác động củayếu tố mới, chuỗi số liệu về địa hình, bùn cát và dòng chảy khi hồ HòaBình hoạt động độc lập không thể kéo dài hơn được nữa. Với chuỗi số liệu thực đo liên tục và đồng nhất thì việc nghiêncứu diễn biến bồi lắng lòng hồ Hòa Bình và phân tích một số nguyênnhân gây bồi lắng làm cơ sở khoa học cho việc quản lý bền vững hồ làrất cần thiết và cấp bách. Đó là cơ sở giúp các nhà nghiên khoa học đưara một số giải pháp quản lý và khai thác hồ chứa Hòa Bình, Sơn La vàtương lai là hồ chứa Lai Châu một cách hiệu quả. 2 Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng, diễn biến bồi lắng lòng hồ HòaBình và phân tích một số nguyên nhân gây bồi lắng, làm cơ sở cho việcđề xuất một số giải pháp hạn chế bồi lắng, góp phần quản lý sử dụngbền vững hồ. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu đặc điểm khí tượng thủy văn và hoạt động pháttriển kinh tế xã hội vùng lòng hồ; - Phân tích, xác định diễn biến bồi lắng lòng hồ theo không gianvà thời gian; - Phân tích một số nguyên nhân chính gây bồi lắng lòng hồ; - Đề xuất một số biện pháp hạn chế mức độ bồi lấp lòng hồ. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước1.1.3. Các công trình nghiên cứu tại khu vực nghiên cứu1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu1.2.1. Đặc điểm, địa lý tự nhiên lưu vực sông Đà1.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội 4 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính là những vấn đề liên quan đến bồilắng lòng hồ chứa thủ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: