Danh mục

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Công tác Bảo hiểm y tế cho người nghèo tỉnh Bến Tre

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 189.20 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn "Công tác Bảo hiểm y tế cho người nghèo tỉnh Bến Tre" nghiên cứu hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác BHYT; nghiên cứu thực trạng công tác BHYT cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bến Tre; đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác BHYT cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Công tác Bảo hiểm y tế cho người nghèo tỉnh Bến Tre BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ HỮU NHÂN CÔNG TÁC BẢO HIỂM Y TẾCHO NGƯỜI NGHÈO TỈNH BẾN TRE Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển Mã số: 60.31.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng - Năm 2014 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đào Hữu HòaPhản biện 1: TS. Lê BảoPhản biện 2: PGS.TS. Lê Quốc Hội Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốtnghiệp Thạc sĩ Kinh tế tại Đại học Đà Nẵng ngày 22 tháng 07 năm2014 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Con người trong cuộc sống, cũng như trong quá trình lao độngluôn phải chịu ảnh hưởng và chịu sự tác động của môi trường. Môitrường thay đổi sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người, nên ốm đaubệnh tật là khó ai tránh khỏi. Chính vì vậy được bảo vệ và chăm sócsức khoẻ là một nhu cầu tất yếu của mọi người xã hội. Bến Tre là một tỉnh còn nghèo, điều kiện kinh tế xã hội cònnhiều khó khăn, ngoài việc phát triển nền kinh tế xã hội nâng cao mứcsống người dân, thì tỉnh còn chú trọng quan tâm đến việc chăm lo sứckhỏe cho người dân, đặc biệt là người nghèo. Xuất phát từ yêu cầuthực tiển đó, em đã chọn đề tài “Công tác Bảo hiểm y tế cho ngườinghèo tỉnh Bến Tre” làm đối tượng nghiên cứu cho luận văn thạc sỹcủa mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác BHYT. - Nghiên cứu thực trạng công tác BHYT cho người nghèo trênđịa bàn tỉnh Bến Tre. - Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác BHYTcho ngườinghèo trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: BHYT cho người nghèo - Phạm vi nghiên cứu: BHYT cho người nghèo trên địa bàn tỉnhBến Tre từ năm 2008 đến 2013. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện những mục tiêu, việc nghiên cứu đề tài dựa trênphương pháp nghiên cứu thống kê, phân tích, so sánh … 2 Cách tiếp cận: Thu thập số liệu từ cơ sở dữ liệu tại Bảo hiểm xãhội tỉnh Bến Tre, Chi cục Thống kê, Sở Y tế... 5. Ý nghĩa khoa học của đề tài Đề tài góp phần nhằm hoàn thiện công tác BHYT cho ngườinghèo trên địa bàn tỉnh Bến Tre, qua đó đưa ra một số khuyến nghị vàđề xuất một số giải pháp trong công tác BHYT cho người nghèo 6. Tổng quan tài liệu Trong thời gian qua đã có không ít đề tài, bài viết nghiên cứuxung quanh vấn đề về BHYT và công tác BHYT. Mỗi đề tài nghiêncứu đều có mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, cách tiếp cận vàmục tiêu cụ thể khác nhau. 7. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn - Chỉ ra thực trạng, những ưu điểm, hạn chế, khó khăn và nguyênnhân của những tồn tại trong công tác BHYTcho người nghèo trên địabàn tỉnh Bến Tre - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường, hoàn thiện hơntrong công tác BHYT cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bến Tre hiệnnay. 8. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu thamkhảo và các phụ lục, nội dung chính của luận văn được chia làm 3chương như sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận về BHYT cho người nghèo - Chương 2: Thực trạng về BHYT cho người nghèo tại Bến Tre - Chương 3: Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt công tácBHYT cho người nghèo tại Bến Tre 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC BẢO HIỂM Y TẾ1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM YTẾ 1.1.1.Khái niệm, bản chất và nguyên tắc của BHYT a. Khái niệm Chính sách về BHYT được Đảng và Nhà nước ta tổ chức thựchiện từ năm 1992. Ngày 14/11/2008 Luật BHYT được Quốc hội nướccộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua. Khái niệm về BHYTđược hiểu là:“BHYT là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnhvực CSSK, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiệnvà các đối tượng có trách nhiệm phải tham gia theo quy định của LuậtBHYT”. b. Bản chất BHYT là một phần thuộc hệ thống BHXH Việt Nam. BHYT sẽ đảm bảo cho những người tham gia BHYT phòngtránh bệnh tật, chữa trị và khôi phục sức khỏe sau bệnh tật. BHYT giúp người tham gia BHYT khắc phục sự thiếu hụt về tàichính, đáp ứng nhu cầu KCB của mọi người dân. BHYT góp phần nâng cao chất lượng và công bằng trong KCB. BHYT góp phần giảm gánh nặng cho NSNN thông qua việcđóng góp vào quỹ BHYT. BHYT mang tính cộng đồng và chia sẽ rủi ro rất cao, nó thể hiệnsự đoàn kết tương trợ lẫn nhau. c. Nguyên tắc - Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia; 4 - Mức đóng BHYT theo tỷ lệ % của tiền lương, tiền công, tiềnlương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội hoặc mức lương tối thiểu; - Mức hưởng BHYT theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng,trong phạm vi quyền lợi của người tham gia BHYT; - Chi phí KCB do quỹ BHYT và người tham gia cùng chi trả, - Quỹ BHYT được quản lý tập trung thống nhất, công khai, minhbạch, bảo đảm cân đối thu, chi và được Nhà nước bảo hộ. 1.1.2. Đặc điểm của công tác BHYT đối với người nghèo - Người nghèo nên thường không có tiền mua BHYT. Do đóBHYT là hết sức cần thiết cho họ có thể chăm sóc sức khỏe. - Người nghèo thường có trình độ thấp nên ít am hiểu về các thủtục hành chính, lợi ít được hưởng của người tham gia BHYT. - Người nghèo thường hay bị đau ốm và dễ bị tác động và tổnthương do họ không có điều kiện để chăm sóc sức khỏe. - Người nghèo tham gia BHYT thông qua trợ cấp từ ngân sác ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: