Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 638.70 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu chung của đề tài "Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi" là đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Agribank - Chi nhánh Tỉnh Quảng Ngãi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi BỘ TÀI CHÍNH TRƢỜNG ĐH TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN  NGUYỄN THỊ MỸ HẢOKIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊUDÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG NGÃI Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8.34.02.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Quảng Ngãi - Năm 2022 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – KẾ TOÁNNgười hướng dẫn khoa học: TS. HỒ HỮU TIẾNPhản biện 1: PGS.TS. Lâm Chí DũngPhản biện 2: TS. Phạm Thị Bích DuyênLuận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệpthạc sĩ Tài chính – Ngân hàng họp tại Trường Đại học Tài chính –Kế toán vào ngày 26 tháng 3 năm 2022Có thể tìm hiểu luận văn tại:Thư viện Trường Đại học Tài chính – Kế toán 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là quốc gia đang phát triển và có tốc độ tăng trưởngổn định ở khu vực Đông Nam Á, với nhiều thỏa thuận hợp tác kinhtế mà Việt Nam vừa đạt được với các quốc gia có nền kinh tế pháttriển, chắc chắn sẽ mang lại nhiều kết quả khả quan cho nền kinh tếtrong nước. Khi nền kinh tế phát triển ổn định, tỷ lệ thất nghiệpgiảm, thu nhập cho người lao động tăng lên kết hợp với yếu tố dân sốtrẻ tập trung nhiều ở khu vực thành thị sẽ thúc đẩy nhu cầu mua sắmvà tiêu dùng phục vụ đời sống. Tốc độ phát triển rất nhanh trong vàinăm trở lại đây của các kênh tài chính tiêu dùng trong hệ thống ngânhàng và sự ra đời của hàng loạt công ty tài chính với nhiều dịch vụđa dạng, chúng ta cũng đã nhận thấy rõ ràng tiềm năng của thị trườngnày. Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Việt Nam phát triển khámạnh. Tuy nhiên, hoạt động này sinh lãi cao nhưng luôn tiềm ẩn rủiro lớn. Chính vì vậy hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nói chung vàkiểm soát rủi ro tín dụng nói riêng trong giai đoạn hiện nay là mộttrong những công tác quan trọng cần được nghiên cứu đầy đủ nhằmhạn chế tối thiểu mức thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra đồng thờiđem lại hiệu quả cao cho ngân hàng thương mại. Vấn đề này đảmbảo cho ngân hàng xác định được những ảnh hưởng không mongmuốn của rủi ro tín dụng tác động kết quả hoạt động kinh doanh củangân hàng, nhằm hoạch định và thực thi các biện pháp kiểm soát phùhợp. Agribank - Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi thuộc hệ thống Ngânhàng thương mại Nhà nước thực hiện nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ, 2hoạt động tín dụng chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn,chiếm thị phần lớn thị trường tài chính nông thôn. Hiện nay, bêncạnh việc tăng trưởng tín dụng cho hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp, hộ kinh doanh cá nhân, Agribank - Chi nhánh tỉnh QuảngNgãi cũng chú trọng đến mảng tín dụng phục vụ đời sống, đặc biệt làđối tượng cho vay tiêu dùng. Là một cán bộ đang công tác tại PhòngKhách hàng Hộ sản xuất và cá nhân - Agribank chi nhánh tỉnhQuảng Ngãi, bản thân nhận thức được việc phát hiện, xử lý và cảnhbáo sớm những nguy cơ có thể dẫn đến rủi ro tín dụng cho vay tiêudùng tại Agribank - Chi nhánh Quảng Ngãi là một việc làm hết sứccần thiết. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn tôi đã chọn đề tài: “Kiểmsoát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh QuảngNgãi” để nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu a. Mục tiêu chung: Đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học vàthực tiễn nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trongcho vay tiêu dùng tại Agribank - Chi nhánh Tỉnh Quảng Ngãi. b. Mục tiêu cụ thể: Dựa trên cơ sở lý luận về kiểm soát rủi rotín dụng trong cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại, tiếnhành phân tích thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trongcho vay tiêu dùng tại Agribank- Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi giaiđoạn 2018-2020, từ đó phân tích các mặt hạn chế, nguyên nhân vàđưa ra các giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụngtrong cho vay tiêu dùng tại Agribank – Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãiđến năm 2025, nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng tạiChi nhánh. 3 c. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm soát rủi ro tín dụngtrong cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tíndụng trong cho vay tiêu dùng của Agribank Chi nhánh tỉnh QuảngNgãi - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi rotín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh, nhằm giảm thiểutổn thất thiệt hại, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, ổn địnhvà phát triển bền vững của Chi nhánh. d. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu trên, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ranhư sau: 1/ Đặc điểm, mục tiêu kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vaytiêu dùng của Ngân hàng thương mại là gì? Các công cụ nào kiểmsoát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thươngmại? Tiêu chí nào phản ánh kết quả hoạt động này? Nhân tố nào ảnhhưởng đến hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêudùng của Ngân hàng thương mại? 2/ Agribank - Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi đã thực hiện hoạt độngkiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng như thế nào? Nhữngthành công, hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động này? 3/ Agribank - Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi và các chủ thể liênquan cần làm gì để hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụngtrong cho vay tiêu dùng của Chi nhánh? 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn 4 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: