Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 411.99 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài nhằm tìm hiểu thực trạng phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN VŨ HOÀNG LIÊNPHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NONNGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng, Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGNgười hướng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐÀO HỮU HÕAPhản biện 1: TS. NINH THỊ THU THỦYPhản biện 2: TS. LÊ ĐỨC NIÊMLuận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệpThạc sĩ Kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 06 tháng 02 năm2015 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, cóvai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thànhvà phát triển nhân cách của trẻ em nói riêng và con người nói chung.Chính vì thế, hầu hết các quốc gia và các tổ chức quốc tế đều xác địnhgiáo dục mầm non là một mục tiêu quan trọng của giáo dục. Theo ôngSheldon Shaeffer, Giám đốc Văn phòng Giáo dục UNESCO khu vựcchâu Á - Thái Bình Dương, giáo dục mầm non thúc đẩy sự phát triểntình cảm cũng như các kỹ năng về ngôn ngữ, nhận thức và thể chất củatrẻ, chính những kỹ năng mà đứa trẻ tiếp thu được qua các chương trìnhchăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho hoạt động học tập saunày của trẻ, bởi đây là giai đoạn phát triển đặc biệt quan trọng của bộnão trẻ. Còn ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước cũng luôn coi trọng giáodục mầm non. Trong buổi lễ giới thiệu và giao nhiệm vụ cho tân Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân, Thủ tướngNguyễn Tấn Dũng đã lưu ý: “So với các bậc học khác, đến nay chúngta chưa lo được nhiều cho giáo dục mầm non. Đây là một mảng còn yếucủa giáo dục Việt Nam mà Bộ trưởng và toàn ngành cần cố gắng khắcphục trong thời gian ngắn nhất”. Phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập góp phần hiệnthực hóa chủ trương xã hội hóa giáo dục của Chính phủ nhằm hai mụctiêu lớn: Thứ nhất là phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân,huy động toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục; Thứ hai là điều kiện để toàn xã hội được thụ hưởng thành quảgiáo dục ở mức độ ngày càng cao. Thành phố Buôn Ma Thuột là đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên;đồng thời cũng là một trong những trung tâm công nghiệp, khoa học kỹthuật, giáo dục đào tạo, y tế, thể dục thể thao của vùng; là đầu mối giaothông liên vùng, tạo điều kiện phát triển, giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hộigiữa Tây Nguyên với các vùng trong cả nước và khu vực. Dân số toàn 2thành phố hiện nay khoảng 340.000 người, dự kiến chỉ tiêu này đạt500.000 người vào năm 2020. Dân số trẻ và việc phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đangđặt ra cho các cấp lãnh đạo chính quyền Buôn Ma Thuột nhiệm vụ phải cóchính sách nghiêm túc để đầu tư phát triển nguồn lực này ngay từ lứa tuổimầm non nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai.Vì vậy, sự đầu tư phát triển giáo dục mầm non nói chung và mầm nonngoài công lập nói riêng là động thái cần thiết để giải quyết yêu cầu nóitrên. Đề tài “Phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bànthành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” nhằm tìm hiểu thực trạng pháttriển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuộthiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển giáo dục mầm non ngoàicông lập trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phầntrong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đưa mục tiêu xâydựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột thành thành phố loại I trựcthuộc Trung ương vào giai đoạn 2016 – 2020 sớm trở thành hiện thực. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển giáodục mầm non ngoài công lập. - Chỉ ra thực trạng giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bànTP. Buôn Ma Thuột hiện nay. - Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển giáo dục mầm non ngoàicông lập trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Là những vấn đề lý luận và thực tiễnliên quan đến phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trong điềukiện cụ thể của Buôn Ma Thuột. - Phạm vi nghiên cứu: + Nội dung đề tài: Những điều kiện và các chính sách phát triểngiáo dục mầm non tại các trường ngoài công lập ở TP. Buôn Ma Thuột. + Về không gian: Trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh ĐắkLắk và một số địa phương khác để so sánh. 3 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: