Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu khả năng hấp phụ ion kim loại Cr(VI) trong môi trƣờng nƣớc bằng vật liệu polyaniline

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.13 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (26 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu: Bằng phương pháp hóa học, tổng hợp vật liệu hấp phụ PANi, vật liệu sau khi tổng hợp khảo sát khả năng hấp phụ ion kim loại Cr(VI) của vật liệu hấp phụ trong môi trường nước và đánh giá khả năng hấp phụ với các mẫu nước thải công nghiệp thực tế. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu khả năng hấp phụ ion kim loại Cr(VI) trong môi trường nước bằng vật liệu polyanilineBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGHỒ THỊ THU HIỀNNGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ ION KIMLOẠI Cr(VI) TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC CỦAPOLYANILINEChuyên ngành: Công nghệ hóa họcMã số: 60.52.75TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬTĐà Nẵng - Năm 2015Công trình được hoàn thành tạiĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGNgười hướng dẫn khoa học : PGS.TS. LÊ MINH ĐỨCPhản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Đình LâmPhản biện 2: TS. Châu Thanh NamLuận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệpThạc sỹ Kỹ thuật họp tại Đại học Đà Nẵng ngày 7 tháng 3 năm 2015Có thể tìm hiểu luận văn tại:Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà NẵngThư viện trường Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng1MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiNước không chỉ là phương tiện của nhiều hoạt động của đờisống mà còn là một thành tố thiết yếu tạo nên cơ thể con người. Cóthể khẳng định rằng nếu thiếu nước sạch con người không thể tồn tại.Ngoài tác động trực tiếp đến chất lượng sống của con người, sựxuống cấp nghiêm trọng của nguồn nước cả về số lượng lẫn chấtlượng còn kéo theo những hệ lụy nghiêm trọng đến hệ sinh thái tồntại trong nguồn nước như thực vật, động vật và cả hệ vi sinh vật. ỞViệt Nam đang tồn tại một thực trạng đó là nước thải ở hầu hết cáccơ sở sản xuất chỉ được xử lí sơ bộ thậm chí thải trực tiếp ra môitrường. Hậu quả là môi trường nước kể cả nước mặt và nước ngầm ởnhiều khu vực đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Vì vậy, bên cạnh việcnâng cao ý thức của con người, siết chặt công tác quản lí môi trườngthì việc tìm ra phương pháp nhằm loại bỏ các ion kim loại nặng, cáchợp chất hữu cơ độc hại là vấn đề cấp bách.Đã có nhiều phương pháp được áp dụng nhằm tách các ionkim loại nặng ra khỏi môi trường như: phương pháp hóa lý, phươngpháp hấp phụ, phương pháp trao đổi ion, phương pháp sinh học,phương pháp hóa học…Trong đó phương pháp hấp phụ là mộtphương pháp được sử dụng phổ biến bởi nhiều ưu điểm so với cácphương pháp khác. Việc nghiên cứu tạo ra các loại vật liệu hấp phụmới vẫn thu hút được nhiều quan tâm của các nhà khoa học.Hướng nghiên cứu ứng dụng các polyme dẫn làm vật liệu hấpphụ để xử lý môi trường đã có những kết quả bước đầu, mở ra hướngnghiên cứu mới trong sử dụng loại vật liệu này. Polyaniline (PANi)có khả năng trao đổi, hấp phụ một số kim loại nặng. PANi ổn địnhtrong môi trường nước, dễ tổng hợp và rẻ tiền.Qua đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu khả năng hấp phụ ion kimloại Cr(VI) trong môi trường nước bằng vật liệu polyaniline” sẽ đưara được những đánh giá về khả năng hấp phụ cũng như các yếu tố2ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ các kim loại nặng của loại vật liệuhấp phụ này.2. Mục đích nghiên cứuBằng phương pháp hóa học, tổng hợp vật liệu hấp phụ PANi,vật liệu sau khi tổng hợp khảo sát khả năng hấp phụ ion kim loạiCr(VI) của vật liệu hấp phụ trong môi trường nước và đánh giá khảnăng hấp phụ với các mẫu nước thải công nghiệp thực tế.3. Đối tượng nghiên cứuĐối tượng được nghiên cứu ở đây là PANi và Cr(VI) và phạmvi nghiên cứu chỉ ở quy mô phòng thí nghiệm Khoa Hóa- TrườngĐại học Bách khoa- ĐHĐN.4. Phương pháp và thiết bị nghiên cứuThực hiện tổng hợp PANi bằng phương pháp hóa học, khảo sátcác tính chất của PANi bằng các phương pháp: Phương pháp kínhhiểm vi điện tử quét (SEM) phương pháp phổ hấp thu hồng ngoại(FTIR), phương pháp hấp thụ nguyên tử (AAS), phương pháp phântích nhiệt trọng lựơng TGA và phương pháp hấp phụ (mô hình hấpphụ langmuir)5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễnĐánh giá được khả năng hấp phụ ion kim loại Cr(VI) của vậtliệu hấp phụ PANi trong môi trường nước và từ đó sẽ tìm ra một quátrình chuẩn để tạo ra vật liệu hấp phụ trong xử lí môi trường.Kết quả đề tài góp phần vào việc tìm ra được 1 loại vật liệumới có khả năng ứng dụng trong xử lí môi trường đem lại hiệu quảkinh tế cao.6. Cấu trúc của luận vănCHƢƠNG 1: TỔNG QUANCHƢƠNG 2: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆMCHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN3CHƢƠNG 1TỔNG QUAN1.1. GIỚI THIỆU VỀ PHƢƠNG PHÁP HẤP PHỤ1.1.1. Hiện tượng hấp phụ1.1.2. Hấp phụ vật lý1.1.3. Hấp phụ hóa học1.2. HẤP PHỤ TRONG MÔI TRƢỜNG NƢỚC1.3. CÂN BẰNG HẤP PHỤ1.3.1. Dung lượng hấp phụ cân bằng.1.3.2. Hiệu suất hấp phụ1.4. CÁC MÔ HÌNH CƠ BẢN CỦA QUÁ TRÌNH HẤPPHỤ1.4.1. Mô hình động học hấp phụ1.4.2. Các mô hình đẳng nhiệt hấp phụ1.5. TỔNG QUAN VỀ POLYMER DẪN1.6. POLYANILINE (PANi)1.6.1. Tổng quan1.6.2. Cấu trúc của polyaniline1.6.3. Phân loại PANi1.6.4. Tính chất của polyaniline1.6.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng dẫn điện củaPANi1.6.6. Phương pháp tổng hợp polyanline1.6.7. Ứng dụng của polyaniline1.7. TÍNH CHẤT ĐỘC HẠI CỦA CROM.1.8. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1.8.1. Phương pháp phân tích nhiệt trọng lượng (TGA)1.8.2. Phương pháp phổ hấp thụ hồng ngoại (FTIR)1.8.3. Phương pháp phổ tán sắc năng lượng tia X (EDX)1.8.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: