Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo tại Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 681.11 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (25 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo tại Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên" nhằm nâng cao hiệu quả quản trị đại học đồng thời thay đổi phương thức đào tạo dựa trên nền tảng công nghệ số, đưa Trường Đại học Khoa học trở thành một trong những trường đại học của Đại học Thái Nguyên đi đầu trong công tác chuyển đổi số.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo tại Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN ANH ĐỨC CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNGĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC, ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG TÓM TẮT ĐỀ ÁN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG Hà Nội, 08/2024Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIANgười hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Nguyên NhungPhản biện 1: PGS.TS. Vũ Thành Hưởng, Trường Đại học Kinh tế Quốc DânPhản biện 2: PGS.TS. Hoàng Hữu Hạnh, Bộ Thông tin và Truyền thông Đề án đã được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá đề án thạc sĩ: Địa điểm: Phòng bảo vệ đề án thạc sĩ - Phòng họp 6A Nhà G, Học viện Hành chính Quốc gia. Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - Hà Nội Thời gian: vào hồi 10 giờ 30 ngày 20 tháng 08 năm 2024 Có thể tìm hiểu đề án tại: - Thư viện của Học viện Hành chính Quốc gia. MỞ ĐẦU1. Lý do xây dựng đề án Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được thúc đẩy bởi sự phát triển mạnhmẽ của công nghệ số, bao gồm trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, Internet of Things (IoT),blockchain và nhiều công nghệ khác. Việc chuyển đổi số là quá trình áp dụng và sửdụng các công nghệ này để tối ưu hóa quy trình sản xuất, cải thiện năng suất, tăngcường sự kết nối và tạo ra giá trị mới. Để thích ứng với tình hình mới và tận dụng cơ hội mà cuộc cách mạng côngnghệ lần thứ tư mang lại, ngày 27/9/2019, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hànhNghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộccách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó nhấn mạnh yêu cầu cấp bách để đẩynhanh quá trình chuyển đổi số. Trên cơ sở đó, ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủđã ký ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt chương trình chuyển đổi sốquốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030. Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Ủy ban Quốc gia về chuyển đổisố, các bộ, ngành Trung ương và Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 31/12/2020 của Banchấp hành Đảng bộ tỉnh về Chương trình chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn2021 – 2025, định hướng đến năm 2030. Để tiếp tục thực hiện hiệu quả các mục tiêu,nhiệm vụ chuyển đổi số, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đã tập trung lãnh đạo, chỉđạo, ban hành các văn bản triển khai thực hiện. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyênđã ban hành nhiều kế hoạch để triển khai chuyển đổi số trong đó có Kế hoạch số80/KH-UBND ngày 20 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên,thực hiện Chương trình Chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, địnhhướng đến năm 2030; Kế hoạch số 100/KH-UBND ngày 30/06/2022 triển khai thựchiện Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụchuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số trong địa bàn tỉnh TháiNguyên. Đảng ủy Đại học Thái Nguyên đã ban hành Nghị quyết số 07/NQ-ĐU, ngày04/04/2021 về chuyển đổi số của Đại học Thái Nguyên giai đoạn 2021 – 2025, địnhhướng đến năm 2030. 1 Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho giáo dục đại học như:Nâng cao trải nghiệm học tập của người học; Cải thiện hiệu quả quản lý và vận hành;Thúc đẩy nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo; Mở rộng tiếp cận giáo dục; Nângcao khả năng cạnh tranh. Vì vậy, trong xu hướng chuyển đổi số đang diễn ra mạnhmẽ, Trường Đại học Khoa học xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ chính trị, là độnglực và cơ hội để phát triển, là con đường tất yếu phải đi trong tương lai của giáo dục. Kể từ năm 2008 với dự án TRIG2 của Đại học Thái Nguyên, Trường Đại họcKhoa học đã triển khai việc ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) trong công tácquản lý, điều hành của nhà trường, việc này đã đem lại hiệu quả cao trong hoạt độngcủa nhà trường, giúp rút ngắn thời gian, công sức, nhân lực trong khi vẫn nâng caochất lượng, hiệu quả công việc. Tuy nhiên, việc triển khai này vẫn chỉ đang dừng lạiở mức tin học hóa các quy trình quản lý thông qua việc sử dụng phần mềm, ứng dụnghỗ trợ. Hàng năm, ngân sách chi cho hoạt động Công nghệ thông tin còn hạn chế dobối cảnh khó khăn chung của toàn trường về công tác tuyển sinh, đào tạo nên cácphần mềm ứng dụng được triển khai một cách rời rạc, thiếu đồng bộ; mỗi phần mềmlà một kho dữ liệu riêng dẫn đến việc không có sự liên thông, kết nối dữ liệu, gây khókhăn trong việc thống kê, báo cáo để phục vụ cho quá trình quản lý, điều hành, dựbáo và hỗ trợ ra quyết định trong công tác quản trị đại học một cách nhanh chóng,chính xác. Hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổisố. Chưa hình thành nên các cổng dịch vụ công hỗ trợ người học một cách hiệu quả. Trường Đại học Khoa học xác định việc đẩy mạnh sự chuyển đổi số trong giáodục sẽ giúp nâng cao chất lượng giáo dục, mở rộng tiếp cận và cơ hội học tập, pháttriển kỹ năng số và tạo ra môi trường học tập sáng tạo. Vì vậy, việc nghiên cứu đề án:“Chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo tại Trường Đại học Khoa học - Đại học TháiNguyên” là yêu cầu tất yếu khách quan, cấp thiết cả về lý luận, pháp lý và thực tiễn.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo là một nhánh thuộc về lĩnh vực xãhội số đang được chính phủ, các địa phương quan tâm triển khai trong giai đoạn hiện 2nay. Tìm hiểu tình hình nghiên cứu liên quan đến chuyển đổi số trong giáo dục vàđào tạo, chuyển đổi số trong giáo dục đại học, chuyển đổi số trong trường đại học…cho thấy các nhà khoa học đã tiếp cận theo nhiều cách, với những cấp độ khác nhauvề lĩnh vực chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo. Hiện nay, các trường ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: