Danh mục

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tình hình huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Đắk Lắk

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 215.46 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của đề tài "Phân tích tình hình huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Đắk Lắk" là hệ thống hóa cơ sở lý luận về huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của địa phương; phân tích và đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Đắk Lắk; đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tình hình huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Đắk Lắk BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG HÀ DUY ĐẠT PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNGVỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60.34.02.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng - Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGNgười hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Võ Thị Thúy Anh Phản biện 1: PGS. TS. Lê Văn Huy Phản biện 2: GS. TS. Dương Thị Bình Minh Luận văn được bảo vệ trước hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệpThạc sĩ Tài chính ngân hàng họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 12tháng 9 năm 2015. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đắk Lắk nằm ở vị trí trung tâm của vùng Tây nguyên, có nhiềutuyến đường giao thông quan trọng nối liền với các tỉnh trong vùngTây nguyên và Duyên hải miền Trung; có đường hàng không nối vớicác trung tâm kinh tế lớn của cả nước như Đà Nẵng, Hà Nội vàThành phố Hồ Chí Minh. Những mạng giao thông liên vùng là điềukiện cho Đắk Lắk tăng cường khả năng liên kết, hợp tác với các tỉnhvề mở rộng thị trường và hợp tác kinh tế. Ngoài vị trí thuận lợi về giao lưu kinh tế, Đắk Lắk có vị trí chiếnlược về quốc phòng an ninh; bảo vệ môi trường cho vùng Tâynguyên và cho cả nước. Đắk Lắk là tỉnh có tiềm năng to lớn về đất bazan màu mỡ; khíhậu phù hợp với sự phát triển của các loại cây công nghiệp dài ngàycó giá trị cao. Là tỉnh giàu tiềm năng về du lịch, cả du lịch về phongcảnh tự nhiên và văn hóa nhân văn. Thời gian qua, Đắk Lắk được Nhà nước quan tâm đầu tư thôngqua chương trình phát triển vùng Tây nguyên, các chương trình mụctiêu quốc gia góp phần cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng, đặc biệt Thủtướng Chính phủ đã có quyết định số 87/2009/QĐ-TTg ngày 17tháng 06 năm 2009, qua đó quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xãhội tỉnh Đắk Lắk thời kỳ đến năm 2020. Nền kinh tế của tỉnh đã có bước phát triển nhất định, song nhìnchung lại thì xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp. Tốc độ tăngtrưởng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh, tỷ trọngnông nghiệp trong cơ cấu kinh tế cao. Huy động các nguồn lực chophát triển kinh tế còn hạn chế, tích lũy nội bộ nền kinh tế thấp; vốn 2đầu tư từ ngân sách nhà nước chỉ đủ tập trung cho xây dựng cơ sở hạtầng thiết yếu, thiếu vốn đầu tư cho phát triển sản xuất. Xuất phát từ thực tế nêu trên, cùng với đặc điểm của nguồn vốnđầu tư trực tiếp nước ngoài, việc tìm ra các giải pháp huy động vốnđầu tư trực tiếp nước ngoài cho đầu tư phát triển, trong khả năngkinh tế còn rất hạn hẹp, là tiền đề quan trọng cho sự phát triển kinh tếcủa tỉnh. Luận văn “Phân tích tình hình huy động vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài tại tỉnh Đắk Lắk” được hình thành và đưa ra giải phápgiải quyết các yêu cầu thực tiễn đòi hỏi nêu trên. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn hướng đến các mục tiêu sau: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về huy động vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài của địa phương. Phân tích và đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài tại tỉnh Đắk Lắk. Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu là các hoạt độngthu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Đắk Lắk hiện nay,bao gồm các chính sách, hoạt động xúc tiến đầu tư và các nhân tốảnh hưởng đến kết quả thu hút vốn FDI. Phạm vi nghiên cứu : Nghiên cứu công tác huy động vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài tại một địa phương ở Việt Nam, cụ thể là tỉnhĐắk Lắk. Luận văn không giải quyết hết các nội dung liên quan đến hoạtđộng đầu tư và tất cả các loại vốn đầu tư cho phát triển kinh tế. 3 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu dựa vàophương pháp phân tích chuẩn tắc để đánh giá giá trị lý luận và thựctiễn. Dữ liệu là nguồn số liệu thứ cấp và sơ cấp, kết hợp với cácphương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích, tham khảo ýkiến của các chuyên gia và các nhà kinh tế để hoàn thành luận văn. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn bao gồm 3 chươngnhư sau: CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về huy động vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài của địa phương. CHƯƠNG 2: Thực trạng huy động vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài tại tỉnh Đắk Lắk. CHƯƠNG 3: Các giải pháp huy động vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài tại tỉnh Đắk Lắk. 6. Tổng quan tình hình nghiên cứu Nội dung huy động vốn đầu t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: