Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Trung tâm Đào tạo nghiệp vụ Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 510.63 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm hệ thống hóa, phân tích, luận giải và làm rõ hơn những vấn đề về cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ; Đánh giá đúng mức thực trạng công tác tự chủ tài chính tại Trung tâm Đào tạo nghiệp vụ Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng giai đoạn 2016 – 2018. Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Trung tâm Đào tạo Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Trung tâm Đào tạo nghiệp vụ Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN THỊ THANH HẰNG CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ TIÊU CHUẨN ĐO LƢỜNG CHẤT LƢỢNG - BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 8340201 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Người hướng dẫn khoa học: TS.PHẠM THỊ THANH VÂN HÀ NỘI - NĂM 2019 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS.Phạm Thị Thanh Vân Phản biện 1: TS.Nguyễn Xuân Thu Phản biện 2: PGS.TS. Đinh Xuân Hạng Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 3A, Nhà G – Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77 – Đường Nguyễn Chí Thanh – Quận Cầu Giấy – TP.Hà Nội Thời gian: vào hồi 08h00 giờ 23 tháng 12 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 và giai đoạn 2011-2020, trong đó cải cách tài chính công là 1 trong 4 bộ phận không thể tách rời của cải cách hành chính: cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, cải cách tài chính công; và cải cách cơ chế quản lý tài chính đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp là bước đột phá của cải cách tài chính công, đặc biệt là đối với các tổ chức khoa học và công nghệ, bởi thể kỷ XXI là thể kỷ của nền kinh tế tri thức, việc phát triển khoa học và công nghệ là con đường tất yếu để đưa Việt Nam thoát nghèo bền vững, tiến tới gia nhập hàng ngũ các nước phát triển. Để triển khai chương trình này, ngày 05/9/2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 115/2005/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ. Mục tiêu đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị này là trao quyền tự chủ thật sự cho cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức công việc, sử dụng lao động, tăng cường huy động và quản lý thống nhất các nguồn thu, Những kết quả đã đạt được khi thực hiện Nghị định 54 đã khẳng định việc trao quyền tự chủ tài chính cho các tổ chức khoa học và công nghệ công lập là một hướng đi đúng. Qua nghiên cứu tại Trung tâm Đào tạo nghiệp vụ Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Trung tâm Đào tạo) là tổ chức khoa học và công nghệ công lập trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ, về việc thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005, đến khi Nghị định 54 ra đời đơn vị được chuyển đổi sang thực hiện theo nghị định này. Kết quả đạt được đã cho thấy tác dụng tích cực của cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ được áp dụng đối với . Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính vẫn còn những vấn đề tồn tại, 1 hạn chế ảnh hưởng đến mục tiêu của quá trình đổi mới. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, tôi đã lựa chọn đề tài “Cơ chế tự chủ tài chính tại Trung tâm Đào tạo nghiệp vụ Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ” làm đề tài nghiên cứu mong muốn đóng góp thiết thực vào việc nâng cao hiệu quả cơ chế tự chủ tài chính cho Trung tâm Đào tạo. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Vấn đề về cơ chế tự chủ tài chính tại các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập đến nay đã có nhiều nghiên cứu và bài viết. Đổi mới cơ chế quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại các tổ chức khoa họccông nghệ công lập là xu hướng tất yếu và mang tính chiến lược: - Đề tài “Đổi mới cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ - Những vấn đề đặt ra” của tác giả Bùi Tiến Dũng, bài đăng trên Tạp chí tài chính số 2/2018. - Đề tài “Chính sách chuyển đổi tổ chức khoa học và công nghệ công lập sang mô hình doanh nghiệp” của tác giả Nguyễn Thị Lê Thu, bài đăng trên Tạp chí Tài chính số 2/2018. - Đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại các tổ chức khoa học công nghệ trong các trường đại học khối kỹ thuật trực thuộc Bộ giáo dục và đào tạo” của tác giả Nguyễn Văn Bảo, bài đăng trên Tạp chí Khoa học Côngnghệ Xây dựng số 14/12- 2017. - Đề tài “Quản lý tài chính tại Trung tâm vận tải đối ngoại V75- Bộ ngoại giao theo cơ chế tự chủ tài chính” của tác giả Nguyễn Thành Lê, Luận văn thạcsỹ bảo vệ năm 2016 tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. - Đề tài “Đổi mới cơ chế tự chủ tài chính trong trường đại học công lập –Trường hợp trường Đại học Thương Mại” của tác giả Phạm Xuân Tuyển, Luận văn thạc sỹ bảo vệ năm 2016 tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà nội. - Đề tài “Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các tổ chức khoa học và công nghệ tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất 2 lượng”, của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Linh, Luận văn Thạc sỹ, Học viện Hành chính Quốc gia (2015), - Đề tài “Cơ chế tự chủ tài chính đối với các tổ chức khoa học và công nghệ tại Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam”, của tác giả Nguyễn Thị Thu Dung, Luận văn Thạc sỹ, Học viện Hành chính Quốc gia (2016). - Đề tài “Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại cục bảo vệ thực vật”, của tác giả Vũ Mỹ Dung bảo vệ tháng 11 năm 2011. Các đề tài nghiên cứu trên đây đã làm rõ các khung pháp lý, phân tích các thuận lợi, khó khăn, và đề x ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: