Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản lý tài chính tại trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.02 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập và của các trường đại học công lập. Làm rõ thực trạng công tác quản lý tài chính tại trường ĐHKH, ĐHH. Đề xuất một số định hướng và giải pháp để quản lý tài chính của trường được tốt hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản lý tài chính tại trường Đại học Khoa học, Đại học Huế BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGÔ THỊ PHƯỢNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC, ĐẠI HỌC HUẾ Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Thừa Thiên Huế - Năm 2017 Công trình đƣợc hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. HOÀNG SỸ KIM Phản biện 1: TS NGUYỄN NGỌC THAO Phản biện 2: PGS.TS LÂM CHÍ DŨNG Luận văn đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 204, Nhà B - Hội trƣờng bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Số: 203- Đƣờng Phan Bội Châu - Tp Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế Thời gian: vào hồi 14 giờ 20 ngày 03 tháng 6 năm 2017 MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, các chính phủ đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia rất coi trọng sự phát triển của nền giáo dục, đã và đang củng cố xây dựng nền giáo dục thực sự vững mạnh và có chất lƣợng. Vì vậy mà trong suốt những năm qua Đảng và Nhà nƣớc đã luôn quan tâm và tập trung đầu tƣ rất nhiều cho nền giáo dục Việt Nam. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đã từng đƣợc khẳng định trong các văn kiện đại hội Đảng trƣớc đây. Kế thừa quan điểm chỉ đạo này, trong Văn kiện đại hội XII Đảng ta đƣa ra đƣờng lối đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, xác định đây là một kế sách, quốc sách hàng đầu, tiêu điểm của sự phát triển, mang tính đột phá, khai mở con đƣờng phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỷ XXI, khẳng định triết lý nhân sinh mới của nền giáo dục nƣớc nhà “dạy ngƣời, dạy chữ, dạy nghề”. Tài chính là nguồn lực rất quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của giáo dục, trong đó có giáo dục đại học. Bởi lẽ có nguồn lực tài chính mới thực hiện đƣợc các mục tiêu và nhiệm vụ về giáo dục. Tự chủ tài chính là “chìa khóa” đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập. Việt Nam đang áp dụng hai cơ chế tự chủ tài chính là tự chủ toàn bộ và tự chủ một phần. Sau một số năm triển khai, thực tế cho thấy còn nhiều bất cập liên quan tới công tác quản lý thu chi tài chính trong các trƣờng đại học, điển hình là: Thứ nhất, đó là các bất cập liên quan tới nguồn thu. - Sự hạn chế mức trần của khoản thu. Mặc dù đƣợc giao quyền tự chủ về tài chính, nhƣng các trƣờng đại học vẫn phải tuân thủ mức trần học phí đƣợc quy định tại Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ. 1 - Chỉ tiêu đăng ký tuyển sinh hằng năm theo Thông tƣ 57/2011/TT-BGDĐT. Nhƣng kết quả tuyển sinh thì theo nhu cầu, thị hiếu của xã hội. Một số hệ đào tạo không chính quy có sự thu hẹp quy mô dẫn đến giảm đáng kể đến nguồn thu. Ngoài ra, các trƣờng vẫn còn bị quản lý chƣơng trình khung rất chặt chẽ, nên chƣơng trình giảng dạy ở các trƣờng thƣờng tƣơng tự nhau, làm giảm tính cạnh tranh, giảm khả năng tuyển sinh của một số trƣờng. - Đối với các trƣờng tự chủ một phần, cơ chế khoán ngân sách nhà nƣớc với mức khoán chƣa gắn với nhiệm vụ đƣợc giao, với chất lƣợng đào tạo và sản phẩm đầu ra. Việc phân bổ ngân sách mang tính bình quân, do đó không khuyến khích tính năng động, không tạo động lực cạnh tranh cho các trƣờng đại học. Thứ hai là, các bất cập liên quan tới việc chi tiêu tài chính. - Việc chi tiêu cho hoạt động chi thƣờng xuyên còn phụ thuộc vào nguồn NSNN cấp. Quản lý chi tiêu tài chính là hoạt động không tách rời với các hoạt động quản lý khác của trƣờng, nó giữ vị trí quan trọng, quyết định và ảnh hƣởng tới các hoạt động khác. Song, việc sử dụng nguồn tài chính tại các trƣờng chƣa mang lại mục tiêu nhƣ mong muốn, vẫn còn tồn tại những yếu kém. - Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là chủ trƣơng đƣợc đề cập, nêu cao hằng năm. Song kết quả thực hiện không cao. - Các trƣờng đại học chƣa đƣợc tự chủ hoàn toàn về bộ máy và biên chế. - Các trƣờng dù là tự chủ về tài chính, nhƣng vẫn phải tuân thủ các định mức kinh tế kỹ thuật tiêu chuẩn ngành đã lạc hậu, không hợp lý. Quản lý chi tiêu theo nhóm chi, mục lục ngân sách chứ chƣa quản lý theo chất lƣợng đầu ra. Trƣờng Đại học Khoa học là đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc Đại học Huế; là đơn vị sự nghiệp công lập. Vấn đề tài chính của Trƣờng ĐHKH, ĐHH thuộc vấn đề chi tiêu công, mà vấn đề chi tiêu công đang đƣợc Nhà nƣớc coi là một trọng tâm của chính sách tài chính công của Nhà nƣớc ta hiện nay. Hơn nữa, mục tiêu phát triển của Trƣờng ĐHKH, ĐHH đến năm 2020 là phát triển quy mô đào tạo; nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tạo; nâng cao khả năng cạnh tranh của Trƣờng ĐHKH, ĐHH. Tuy nhiên, Việc thực hiện quản lý 2 tài chính của trƣờng ĐHKH, ĐHH theo hƣớng thắt chặt đang có nhiều lúng túng, làm cản trở nhất định công tác Giáo dục và Đào tạo của trƣờng nhƣ: NSNN cấp ngày càng giảm xuống, Nhà nƣớc khống chế mức trần học phí, Quy mô đào tạo ngày càng giảm... Điều này đặt Trƣờng ĐHKH-ĐHH trong tình trạng rất khó khăn về tài chính, đòi hỏi Trƣờng phải có các biện pháp để tăng nguồn thu, quản lý chi tiêu và sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm các nguồn lực tài chính. Vì những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý tài chính tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Về vấn đề ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: