Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 473.38 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (21 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế. Đề xuất những giải pháp và kiến nghị thích hợp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN ĐỨC CHUNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng Mã số : 60 34 02 01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2018 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ CHI MAI Phản biện 1:………………………………………………………………. ……………………………………………………………….. Phản biện 2:………………………………………………………………. ……………………………………………………………….. Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học việnHành chính Quốc gia Số:… - Đường…………… - Quận……………… - TP……………… Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 201... Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn: Từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường và đặc biệt kể từ khi Việt Nam chính thức trởthành thành viên của WTO, vấn đề quản trị doanh nghiệp đã được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết và quantrọng trong sự phát triển chung của nền kinh tế. Trong đó các ngân hàng thương mại với đặc thù là các tổchức kinh doanh “tiền”, một lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm có độ rủi ro cao và mức độ ảnh hưởng lớn đến thịtrường tài chính tiền tệ thì vấn đề quản trị lại càng phải được quan tâm. Trong các hoạt động của ngân hàng, hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản và quan trọng, mang lạinguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng thương mại. Thông qua hoạt động cấp tín dụng, các ngân hàng đã gópphần cung ứng vốn cho nền kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong toàn xã hội, thúc đẩy quá trình đổimới và phát triển kinh tế, đưa nền kinh tế nước ta nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.Mặc dù vậy, đây là lĩnh vực có rủi ro rất lớn. Rủi ro tín dụng khiến các ngân hàng phải gia tăng chi phí, chậmthu lãi, thậm chí là thất thoát vốn vay, làm xấu đi tình hình tài chính, làm tổn hại đến uy tín và vị thế, sự tồntại và phát triển của chính họ, của cả hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế. Rủi ro là tất yếu, chúng takhông thể loại bỏ hoàn toàn mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp để phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại khi rủiro tín dụng xảy ra. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng liêntục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Có rất nhiều vấn đề lớn đặt ra cho ngành ngân hàng nhưthanh khoản của các tổ chức tín dụng chưa vững chắc, nợ xấu và rủi ro tín dụng có xu hướng tăng,... Do đó,việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là rất quan trọng nhằm tạo ra sự tăng trưởng tín dụng một cách ổnđịnh và bền vững đối với hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP SàiGòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế nói riêng. Xuất phát từ thực trạng hoạt động tín dụng và công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCPSài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế, đồng thời xác định được tính cấp thiết của việc phòngngừa và hạn chế rủi ro tín dụng nhằm đảm bảo sự an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngânhàng, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài GònThương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Hiện tại đã có một số đề tài nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng: - “Nâng cao hiê ̣u quả quản tri ̣ rủi ro tín du ̣ng ta ̣i Ngân hàng TMCP Ngoa ̣i Thương Viê ̣t Nam ” củatác giả Trầ n Tiế n Chương – Học viên trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. - “Hạn chế rủi ro cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Chi nhánh Thừa Thiên Huế” của tác giảNguyễn Thùy Trang - Học viên Đại học Đà Nẵng. - “Quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Bình Định” của tác giảNguyễn Anh Dũng– Học viên trường Đại học Đà Nẵng. Tuy nhiên, các đề tài trên có đặc thù riêng của từng ngân hàng khác nhau, trên các địa bàn khácnhau. Tác giả chọn đề tài này không trùng lắp nội dung với các đề tài trên và cam đoan là công trình khoahọc độc lập của tác giả. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn - Mục đích: Phân tích những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng và đưa ra các giải pháp nâng caonăng lực quản trị rủi ro tín dụng để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Ngân 1hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Thừa Thiên Huế. - Nhiệm vụ: Đề tài nghiên cứu giải quyết 3 vấn đề cơ bản như sau: + Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. + Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chinhánh Thừa Thiên Huế. + Đề xuất những giải pháp và kiến nghị thích hợp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụngcủa Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chinhánh Thừa Thiên Huế. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Ngân ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: