Danh mục

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Tăng cường hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Hà Tây

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 367.47 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này nhằm hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại; đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Tăng cường hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Hà Tây BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG NGUYỄN ĐÌNH HIẾU – C.00507 TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯVÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ TÂYTÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60340201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Thanh Huyền Hà Nội - Năm 2017 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế khiến môitrường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Vì vậy, các thành phần trong nềnkinh tế phải không ngừng đổi mới, phát huy mọi lợi thế, hợp lý hóa quátrình sản xuất, kinh doanh để có thể đứng vững và phát triển. Đặc biệt đốivới nền kinh tế đã đạt đến trình độ phát triển cao của kinh tế thị trường,ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng, được coi là hệ thống thầnkinh, hệ thống tuần hoàn của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế chỉcó thể phát triển với tốc độ cao nếu có một hệ thống ngân hàng vữngmạnh. Ngược lại nếu hoạt động ngân hàng yếu kém sẽ dẫn tới tình trạngmất ổn định trên thị trường tiền tệ, gây khó khăn cho các thành phần kinhtế sản xuất kinh doanh, làm ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế quốc giavà đời sống xã hội. Trong những năm qua, với việc thị trường bất động sản, thị trườngchứng khoán lao dốc, lượng hàng tồn kho của nền kinh tế ở mức lớn đãlàm chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam bị suy giảm,tình hình nợ xấu tăng cao và trở thành một vấn đề cấp bách cần được xửlý. Đây là vấn đề mấu chốt không những để đảm bảo cho hoạt động ổnđịnh và hiệu quả cho các ngân hàng mà còn để khơi thông nguồn vốn chocả nền kinh tế. Vì vậy, về phía các ngân hàng một vấn đề không phải làmới nhưng cần phải được tiếp tục đẩy mạnh trong tình hình hiện tại đó là“Tăng cường hoạt động quản trị rủi ro tín dụng”. Do đó, với những kiến thức được trang bị trong quá trình học tậpcùng với những kinh nghiệm đúc kết trong thực tiễn công tác, với thựctrạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triểnViệt Nam - Chi nhánh Hà Tây (BIDV Hà Tây), tác giả lựa chọn đề tài:“Tăng cường hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCPĐầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây” làm đề tài nghiêncứu với hy vọng góp phần vào việc đẩy mạnh hoạt động quản trị rủi ro củahệ thống ngân hàng nói chung và tại BIDV Hà Tây nói riêng. 1 2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến rủi ro tín dụng(RRTD) và quản trị rủi ro tín dụng (QTRRTD) của ngân hàng thương mại(NHTM). - Đánh giá thực trạng QTRRTD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư vàPhát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây. - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động QTRRTD tạiNgân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trongNgân hàng thương mại. - Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển ViệtNam – Chi nhánh Hà Tây trong giai đoạn 2012-2016. 4. Phương pháp nghiên cứu Nội dung của luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương phápthống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp trong thu thập và xử lý thông tin…Cụ thể: - Trên cơ sở nội dung đề tài đặt ra, thực hiện thu thập, thống kê sốliệu từ các Báo cáo tổng kết của các cơ quan như: NHNN nói chung vàNHNN thành phố Hà Nội nói riêng, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Pháttriển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chinhánh Hà Tây … - Thực hiện so sánh tương đối, tuyệt đối, phân tích số liệu để đưa racác đánh giá về tình hình thực tế hoạt động QLRRTD tại Ngân hàngTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây. Từ đó đánh giánhững kết quả, thành tựu đạt được và nêu nguyên nhân của những hạn chếcòn tồn tại trong quá trình QTRRTD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Pháttriển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây nhằm đưa ra các giải pháp cụ thể đểtăng cường hoạt động QTRRTD trong thời gian tới. 2 5. Kết cấu luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo,luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng trong ngânhàng thương mại. - Chương 2: Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngânhàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây. - Chương 3: Giải pháp nhằm tăng cường hoạt động quản trị rủi rotín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánhHà Tây. 3CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: